9 câu ông bà nói với cháu tưởng không sao nhưng thực chất sẽ làm hại đứa trẻ

Sự kiện: Dạy con

Ông bà nên nhận thức được mức độ ảnh hưởng của lời nói đến cách trẻ suy nghĩ và cảm nhận về bản thân.

1. "Cho mày chết vì bẩn!"

Thay vì nhắc cháu sạch sẽ lại nói: "cho mày chết vì bẩn!". Câu nói sẽ khiến nhiều trẻ cảm thấy mình bị hắt hủi chứ không hiểu mục đích ẩn dụ của câu nói.

Ông bà có thể nhắc cháu bằng một câu khác sẽ khiến trẻ tiếp thu dễ hơn.

2. "Con không ngoan là ông bà không yêu con nữa đâu đấy!"

Nếu những người gần gũi bé nhất lại luôn nói "Ngoan bà mới yêu", "Không ngoan ông không yêu"...đứa trẻ sẽ hình thành một cảm giác về "tình yêu có điều kiện". Dần dần con sẽ hiểu thành, nếu mình không ngoan - mình sẽ không nhận được yêu thương.

Những mối đe doạ như vậy khiến con mất lòng tin ở người lớn, luôn khiến trẻ cảm thấy không an toàn, bị đe doạ và cần phải vâng lời miễn cưỡng. Tương lai xa, con có thể tìm kiếm một người khác có thể chấp nhận được con, và khi đó con mới coi người đó là quan trọng.

Tình yêu cha mẹ/ ông bà dành cho con là vô điều kiện. Đừng để đứa trẻ tự ti và nhầm lẫn.

Nếu những người gần gũi bé nhất lại luôn nói "Ngoan bà mới yêu", "Không ngoan ông không yêu"...đứa trẻ sẽ hình thành một cảm giác về "tình yêu có điều kiện". Ảnh minh họa

Nếu những người gần gũi bé nhất lại luôn nói "Ngoan bà mới yêu", "Không ngoan ông không yêu"...đứa trẻ sẽ hình thành một cảm giác về "tình yêu có điều kiện". Ảnh minh họa

3. "Đừng nói với bố mẹ... "

Câu này có thể được nói ra khi ông bà lén cho cháu tiền, kẹo bánh sau lưng cha mẹ chúng, hoặc để chúng thức quá giờ đi ngủ.

Nhà tâm lý học lâm sàng Zainab Delawella ở Atlanta nói rằng bất cứ khi nào bạn khuyến khích cháu giữ kín điều gì đó với cha mẹ chúng, điều đó có thể có hại. Điều này làm suy giảm quyền lực của cha mẹ, gây ra những hậu quả lâu dài.

Hơn nữa, nó làm mẫu cho trẻ rằng chúng có thể rơi vào những tình huống mà lợi ích tốt nhất là không nói với cha mẹ. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm nếu trẻ nghe ai đó xa lạ dụ dỗ hoặc đang bị ai đó bắt nạt.

4. "Rồi có ngày lộn cổ cho mà xem"

Thay vì nhắc cháu cẩn thận, thì nói "Rồi có ngày lộn cổ cho mà xem". Câu nói không khiến trẻ sợ để mà biết đề phòng, cẩn thận. "Sự chỉ trích" này có thể còn gợi lên "sự thách thức", "tính cách muốn chinh phục" của đứa trẻ.

5. "Cái này con không làm được đâu, để bà/ông giúp cho..."

Khi sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ đạt đến một mức nhất định, con sẽ có tâm lý muốn tự giải quyết vấn đề. Và đây là cơ hội vàng để người lớn dạy bé ý thức độc lập.

Tuy nhiên, ông bà lại không làm như vậy. Những câu như "cái này con không làm được đâu" sẽ huỷ hoại hứng thú tự lập của đứa trẻ, khiến con nghĩ mình "không làm được thật.

Việc ông bà làm giúp cháu, lại vô thức giết chết khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập của trẻ.

Khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập là một kỹ năng trí tuệ toàn diện, không chỉ đòi hỏi khả năng suy nghĩ mà còn cả các kỹ năng khác. Hãy để con được tự mình thử làm mọi việc, đó sẽ là tiền đề cho một tương lai độc lập sau này.

Những câu như "cái này con không làm được đâu" sẽ huỷ hoại hứng thú tự lập của đứa trẻ, khiến con nghĩ mình "không làm được thật. Ảnh minh họa

Những câu như "cái này con không làm được đâu" sẽ huỷ hoại hứng thú tự lập của đứa trẻ, khiến con nghĩ mình "không làm được thật. Ảnh minh họa

6. "Bố mẹ con đã sai trong việc..."

Phong cách nuôi dạy con cái của mỗi người là khác nhau, chưa kể sự thay đổi theo thời gian. Ông bà có thể đã nuôi dạy con cái theo một cách khác với cách những đứa trẻ hiện tại được nuôi dưỡng.

Chuyên gia Howes nói, ông bà lớn lên ở một thời đại khác với những phong tục và chuẩn mực khác nhau, do đó, bình luận về sự khác biệt là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, tránh có thái độ chê bai, chỉ trích các con trước mặt cháu mình và gây cho trẻ sự bất an, lo lắng.

Tốt nhất, ông bà nên giữ những nhận xét đó cho riêng mình trừ khi thấy rõ các vấn đề từ cha mẹ có thể gây hại cho trẻ.

7. "Nào ra đấy rồi nó cắn cho chết"

Thay vì muốn cảnh báo nguy hiểm với vật nuôi, thì lại nhắc "nào ra đấy rồi nó cắn cho chết". Câu nói có thể gây nên sự "thù hằn" động vật trong trẻ.

Chúng nhìn vật nuôi không giống như những người bạn. Câu nói không thúc đẩy tình yêu động vật ở trẻ.

8. "Đừng chạm vào..cái này/ Nguy hiểm lắm thôi cháu đi ra đi"

Chăm sóc trẻ nhỏ, ông bà thường vì sợ "tai nạn", lại có tâm lý con cháu mình bao nhiêu tuổi vẫn là "đứa trẻ" nên trở nên quá bao bọc. Thậm chí một chút bùn đất, bụi bẩn cũng không để cháu chạm vào.

Trong số tất cả các giác quan, kích thích xúc giác có tần số cao nhất, từ các khớp cơ đến da toàn thân, và vô số thông tin xúc giác liên tục được đưa vào não mỗi ngày.

Nếu một đứa trẻ không được nghịch đất vì sợ bẩn, không được chạm vào chút nước nóng vì sợ bỏng....trẻ sẽ thiếu hụt nhận thức rất lớn. Khi trưởng thành sẽ chậm phát triển, học tập khó khăn.

Những nhận xét về cơ thể hoặc cân nặng của một đứa trẻ là điều không nên vì chúng có thể góp phần gây ra các vấn đề về hình ảnh cơ thể và lòng tự trọng. Ảnh minh họa

Những nhận xét về cơ thể hoặc cân nặng của một đứa trẻ là điều không nên vì chúng có thể góp phần gây ra các vấn đề về hình ảnh cơ thể và lòng tự trọng. Ảnh minh họa

9. "Cháu béo/gầy quá" hay "Cháu ăn nhiều/ít quá"

Ann-Louise Lockhart, nhà tâm lý học nhi khoa và chủ tịch của A New Day Pediatric Psychology ở San Antonio, Mỹ, cho biết những nhận xét về cơ thể hoặc cân nặng của một đứa trẻ là điều không nên vì chúng có thể góp phần gây ra các vấn đề về hình ảnh cơ thể và lòng tự trọng.

Nhiệm vụ của ông bà là hỗ trợ và khuyến khích trẻ tự tin vào bản thân, Do đó, nên tránh đưa ra bất kỳ bình luận nào có khả năng gây tổn hại đến giá trị bản thân trẻ và dẫn đến cảm giác bất an.

Thay vì quan tâm quá nhiều vào ngoại hình, ông bà nên quan tâm đến nội tâm của trẻ, điều này sẽ giúp chúng cảm thấy được lắng nghe, được tôn trọng, đồng thời gửi thông điệp rằng mọi người không chỉ quan trọng là vẻ ngoài hay trang phục.

Tương tự như vậy, việc quá quan tâm đến thói quen ăn uống của trẻ và nhồi nhét trẻ ăn hoặc ngược lại, cấm đoán trẻ ăn hoàn toàn không phù hợp, gây cảm giác xấu hổ và khiến trẻ không dám lắng nghe cơ thể. Trong trường hợp bạn muốn hướng cháu đến một vóc dáng đẹp hơn, nên chỉ cho cháu thấy giá trị của việc xây dựng một thói quen ăn uống tốt và lành mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Các bậc phụ huynh luôn cho rằng con trai cần phải mạnh mẽ, bản lĩnh và nam tính nên luôn ép con làm những điều ngoài khả năng của chúng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN