9 câu cha mẹ thông minh không bao giờ hỏi con
Khi giáo dục con cái, cha mẹ thông minh sẽ không đưa ra những câu hỏi thừa thãi cho đứa trẻ.
1. Tại sao các con lúc nào cũng chí chóe thế?
Khi dùng câu này để quát nạt trẻ, bạn thường ở trong tâm trạng bực tức và ức chế vì thấy các con gây sự với nhau. Mọi ông bố bà mẹ đều mơ tưởng đến cảnh anh chị em trong gia đình luôn sống hòa thuận và yêu thương nhau. Tuy nhiên, việc trẻ chí chóe là rất bình thường và nằm trong quy luật phát triển tự nhiên.
Cãi cọ hay tranh chấp với anh chị em cũng là cơ hội để trẻ học những kỹ năng quan trọng như cách thương lượng để đôi bên đều vừa lòng, cách xử sự thích hợp khi thắng hoặc thua. Phụ huynh nên quan sát, chỉ can thiệp khi cần thiết thay vì cố gắng kiểm soát mọi tình huống.
Khi đối xử với con cái, cha mẹ thông minh sẽ kiên nhẫn và chú ý đến cách giao tiếp với con, một mặt sẽ cảnh báo con về những điều chúng được và không được làm. Ảnh minh hoạ
2. Con đã sẵn sàng đi chưa?
Trẻ con chúng thường ít khi tập trung cao độ vào làm một việc gì đó, trừ khi việc đó là sở thích của con, nên đôi khi sự lề mề, lơ đãng của trẻ lại làm cho bố mẹ bực tức khó chịu. Nhiều bà mẹ vì muốn con nhanh chóng sợ muộn giờ học hay giờ làm thường hối con, hỏi con những câu hỏi như con xong chưa? Con đã mang đủ những thứ cần mang đi chưa?…
Trong trường hợp này cha mẹ hãy nên bình tĩnh nếu con chưa làm xong những việc như cha mẹ mong muốn, hãy bình tĩnh chờ đợi và đừng cáu gắt, bực tức với con. Những dấu hiệu đó cho thấy con vẫn chưa sẵn sàng để đi và việc bực bội sẽ không thay đổi được gì, chỉ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và ít tình cảm với bố mẹ hơn.
3. "Nếu cha mẹ ly hôn, con muốn đi cùng ai?"
Nam nữ khi đã sống chung dưới một mái nhà và có con thì mọi việc nên vì con. Vợ chồng có mâu thuẫn thì ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề, và cố gắng duy trì giao tiếp, đặc biệt là trước mặt trẻ em.
Nếu cuộc hôn nhân của hai vợ chồng không thể duy trì, mối quan hệ đã đổ vỡ và đã đến giai đoạn ly hôn, đừng tùy tiện hỏi con câu: "Nếu cha mẹ ly hôn, con muốn đi cùng ai?". Vì dù con có lựa chọn thế nào đi nữa, con sẽ cảm thấy day dứt, đau đớn trong lòng.
Mặc dù cha mẹ ly hôn không phải lỗi của con nhưng nhiều đứa trẻ sẽ tự trách bản thân. Đây là điều ảnh hưởng rất lớn đến tâm trí non nớt của trẻ.
Cha mẹ thông minh sẽ không đặt ra những câu hỏi có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của đứa trẻ. Ảnh minh hoạ
4. Tại sao ăn xong con lại để đĩa nguyên trên bàn?
Trẻ sẽ lờ đi hoặc đưa ra câu trả lời xuề xòa: "Con quên mất". Đó là bởi câu hỏi trên không hướng trẻ đến hành động sửa sai.
Cách hiệu quả hơn là nói rõ với trẻ: "Mẹ thấy con toàn quên dọn bát đĩa khi ăn xong. Mẹ có thể làm gì để giúp con nhớ không nhỉ?". Bằng cách này, bạn khiến trẻ tin rằng nó sẽ có cơ hội làm đúng vào lần tiếp theo.
5. Con có biết là đã muộn thế nào rồi không?
Vì sao câu hỏi này cũng vô nghĩa với trẻ? Bởi trẻ vẫn chưa nhận thức được hết về thời gian. Thay vì hỏi câu hỏi này, hãy nói với trẻ việc ở lại hay chơi thêm sẽ khiến con mệt mỏi ra sao, ảnh hưởng đến giờ giấc và sinh hoạt thế nào...
6. "Con yêu cha hay mẹ?"
Đối với con cái, cha mẹ là những người quan trọng nhất. Cả hai đều không thể thay thế được.
Cha mẹ thông minh sẽ thể hiện tình yêu trước mặt con cái, điều này sẽ khiến tình cảm gia đình trở nên hòa thuận. Gia đình tràn ngập tình yêu thương.
Nhiều cha mẹ không hiểu điều này, họ thường cãi nhau trước mặt con cái và thường hỏi bọn trẻ "Con yêu bố hay mẹ?".
Việc lôi kéo con cái và cố tình cô lập đối phương sẽ khiến bọn trẻ rơi vào tình thế khó xử. Từ đó, trẻ sẽ có xu hướng tâng bốc, không dám nói thật.
Khi giáo dục con cái, cha mẹ thông minh sẽ chú ý hướng dẫn trẻ, để trẻ giữ vững chính kiến của mình, khuyến khích trẻ làm những điều mình thích, giỏi. Ảnh minh hoạ
7. Con muốn ăn gì?
Câu trả lời mà bạn mong đợi là gì? Đa số trẻ sẽ chọn pizza, kem hoặc bất kỳ món ăn vặt nào khác. Thay vì thế, bạn có thể hỏi một câu thông minh hơn: "Hôm nay con muốn ăn rau gì nào?" hoặc "Con thích ăn trứng luộc hay trứng ốp la?".
8. "Sao con lại kém như vậy?"
Trong việc giáo dục con cái, cha mẹ thông minh sẽ coi trọng việc hướng dẫn con, để chúng giữ tư duy tích cực, không làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
Họ tin rằng con mình thông minh và họ sẽ không nói rằng con mình kém cỏi vì làm sai đề thi. Thay vào đó, họ sẽ cho con những gợi ý tích cực và hướng dẫn con cách suy nghĩ để giải quyết vấn đề.
Ngay cả khi đứa trẻ bất cẩn và không làm đúng một câu hỏi kiểm tra đơn giản, họ sẽ vẫn kiên nhẫn với đứa trẻ và không mỉa mai, chì chiết đứa trẻ. Bởi vì họ biết rằng điều này sẽ mang đến cho đứa trẻ một gợi ý tiêu cực, không có lợi cho việc giáo dục của trẻ và nó có thể phá hủy sự tự tin của trẻ, làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
9. Tại sao con lại cư xử như vậy?
Đây là câu vô nghĩa và không cần thiết nhất. Trẻ nhỏ không biết động cơ đằng sau hành động của mình. Nếu thấy trẻ liên tục cư xử không đúng mực và bạn không thể uốn nắn, hãy đặt câu hỏi này cho vợ/chồng hoặc chuyên gia tâm lý để tìm cách giải quyết.
Sớm phát hiện những dấu hiệu trẻ thông minh hơn người sẽ giúp cha mẹ có kế hoạch nuôi dưỡng và phát triển tài năng của trẻ.
Nguồn: [Link nguồn]