9 câu cha mẹ động viên khi con bị bắt nạt khiến trẻ tổn thương sâu sắc

Sự kiện: Dạy con

Thái độ và cách ứng xử của phụ huynh khi con bị bắt nạt sẽ ảnh hưởng đến tính cách và cuộc sống sau này của trẻ.

Tiểu Mỹ (Trung Quốc) đang học tiểu học, mỗi ngày đến trường đều được mẹ bỏ 5 nhân dân tệ (khoảng 17 ngàn đồng) vào cặp sách. Có lẽ vì Tiểu Mỹ để hớ hênh, cộng với số tiền tích cóp hơi nhiều nên đã thu hút sự chú ý của một bạn nam khá quậy phá trong lớp.

Một ngày, cậu bé hỏi mượn tiền của Tiểu Mỹ để mua một cục tẩy nhưng không được đồng ý. Điều này khiến cậu rất tức giận, lập tức đe dọa: "Nếu bạn không đưa tiền cho mình, mình sẽ không để bạn gặp mẹ nữa". Lúc ấy tất cả học sinh trong trường đã rời đi, sân chơi không còn một bóng người, Tiểu Mỹ có chút lo lắng, lập tức móc tiền ra, vừa khóc vừa nói: "Tôi muốn về sớm, đừng làm phiền tôi".

Một lúc sau, mẹ Tiểu Mỹ đến đón em về nhà, khi được con kể về việc bị bắt nạt và cướp tiền, người mẹ cười phá lên nói: "Không phải chỉ là vài đồng sao? Cứ coi như mua đồ ăn cho bạn đi. Hai đứa là bạn cùng lớp mà".

Điều quan trọng nhất bố mẹ cần làm là khuyến khích, chỉ cho con thấy điểm mạnh của bản thân để chúng tập trung, quên đi chuyện bị bắt nạt. Ảnh minh họa

Điều quan trọng nhất bố mẹ cần làm là khuyến khích, chỉ cho con thấy điểm mạnh của bản thân để chúng tập trung, quên đi chuyện bị bắt nạt. Ảnh minh họa

Sau đó, tiền tiêu vặt của Tiểu Mỹ thời tiểu học thỉnh thoảng bị cướp, cô bé luôn đến trường trong tâm trạng sợ hãi và luôn gặp ác mộng vào ban đêm nhưng không bao giờ nói với mẹ nữa. Cô bé rụt rè và luôn khóc một mình, cảm thấy có ai đó đang ngấm ngầm cười nhạo mình, và suy nghĩ trở nên đặc biệt tiêu cực.

Có thể thấy, sự hướng dẫn sai lầm của mẹ trong trường hợp này đã gây ra tác hại rất lớn cho trẻ. Một số bà mẹ rất khoan dung và có sĩ diện cao. Kiểu phụ huynh này hy vọng rằng đứa trẻ sẽ có mối quan hệ tốt ở trường và hòa đồng với các bạn cùng lớp. Họ nghĩ con cái thỉnh thoảng phải chịu một chút thiệt thòi là chuyện bình thường, không cần phải chiều chuộng quá mức, nếu không trẻ sẽ ỷ lại.

Kiểu suy nghĩ này không hẳn hoàn toàn sai. Tuy nhiên, một khi đặt nó vào môi trường chung, nơi đứa trẻ bị bắt nạt và đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ cha mẹ, thì thái độ bao dung sẽ gặp vấn đề lớn. Kiểu hành xử này sẽ dễ hình thành cho con thói quen xấu là chịu đựng sự bắt nạt của người khác. Điều này làm trẻ tổn thương nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tính cách và cuộc sống của trẻ.

Khi con bị bắt nạt, cha mẹ cần tránh nói những câu sau:

1. "Con cứ mặc kệ đi"

Cha mẹ không nên khuyên trẻ phớt lờ những kẻ bắt nạt, điều này chỉ khiến chúng tránh mặt đối phương, không thể giải quyết tình huống triệt để.

Bà Barbara Coloroso, tác giả cuốn sách The Bully, the Bullied, and the Bystander, nhận định khi trẻ phớt lờ lời chế nhạo và tấn công, các em sẽ dần quen và tiếp nhận thông điệp độc hại từ kẻ bắt nạt. Từ đó, trẻ sẽ mặc định bản thân không tốt, "đáng" bị bắt nạt.

Bà Katie Hurley, tác giả cuốn sách The Happy Kid Handbook: How to Raise Joyful Children in a Stressful World, chia sẻ với HuffPost: "Khi cha mẹ nói những lời này, trẻ sẽ cảm thấy bị cô lập. Điều đó sẽ khiến các em cảm thấy cô đơn và dễ tổn thương hơn".

Nếu con bị bắt nạt và nhờ giúp đỡ, cha mẹ cần giúp đỡ và tiếp thêm sức mạnh cho con. Ảnh minh họa

Nếu con bị bắt nạt và nhờ giúp đỡ, cha mẹ cần giúp đỡ và tiếp thêm sức mạnh cho con. Ảnh minh họa

2. "Không sao cả"

Nói "không sao cả", nghe có vẻ rất độ lượng, rất lịch sự, trong lòng cha mẹ còn tự hào về những lời dạy con của chính mình.

Tuy nhiên trẻ sẽ không cảm thấy như vậy. Ngược lại trẻ sẽ cảm thấy địa vị của mình rất thấp kém, không có ai yêu thương, khi bị bắt nạt cũng không thể tìm về nhà để bộc bạch, chia sẻ.

Sau này khi nói chuyện với người khác, trẻ sẽ càng ngày càng yếu đuối, rụt rè. Thời gian trôi qua, thói quen hành vi sẽ thay đổi và định hình tính cách, trẻ không có dũng cảm để tiến lên phía trước, khi gặp khó khăn dễ chùn bước.

3. "Con phải cứng rắn lên"

Lời khuyên "cứng rắn lên" hoặc "nam tính lên" thường nhắm vào những bé trai bị bắt nạt. Những lời nói này dễ buộc các bé trai phải kìm nén nỗi sợ và cảm giác bất an. Về lâu dài, trẻ có thể bị rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.

"Những lời nói này thúc đẩy bạo lực và khiến đời sống tình cảm của trẻ bị phá hủy", bà Katie Hurley nói.

4. "Con nhạy cảm quá rồi đấy"

Trẻ thường khó mở lòng với bố mẹ về chuyện bắt nạt. Và khi chúng cố hết sức để kể lại trải nghiệm tồi tệ của mình mà bố mẹ lại nói vậy thì chẳng khác nào tạt một gáo nước lạnh. Khi bạn nói con quá nhạy cảm, hoặc đang phóng đại sự việc, chắc chắn lần sau chúng sẽ không kể bất kỳ vấn đề tương tự nào cho bạn nữa.

5. "Con chỉ đang làm quá lên thôi"

Trẻ thường rất khó mở lời với cha mẹ về chuyện bị bắt nạt. Nếu phụ huynh cho rằng con đang phóng đại, làm quá mọi chuyện, trẻ sẽ trở nên xa cách, ít tâm sự với cha mẹ hơn.

Bà Hurley cho biết nhiều nữ sinh bị bắt nạt không thể nhờ người khác giúp đỡ vì họ lo lắng sẽ bị "gắn mác" làm quá, yếu đuối, không biết xử lý các vấn đề xã hội. "Điều này làm ảnh hưởng lòng tự trọng của trẻ", nữ tác giả nói.

Cha mẹ không nên khuyên trẻ phớt lờ những kẻ bắt nạt, điều này chỉ khiến chúng tránh mặt đối phương, không thể giải quyết tình huống triệt để. Ảnh minh họa

Cha mẹ không nên khuyên trẻ phớt lờ những kẻ bắt nạt, điều này chỉ khiến chúng tránh mặt đối phương, không thể giải quyết tình huống triệt để. Ảnh minh họa

6. "Con nên tự giải quyết"

Nhiều cha mẹ muốn nuôi dạy con theo cách trưởng thành và tự lập. Vì vậy khi con bị bắt nạt, họ muốn con tự giải quyết. Nhưng nếu chúng có thể tự giải quyết được thì đã làm rồi và không nói với bạn.

Một khi con đã nói chuyện với bố mẹ về việc bắt nạt nghĩa là chúng đang thật sự cần giúp đỡ. Bạn hãy quên tư tưởng tự lập đi và giúp con vượt qua trải nghiệm đen tối này.

7. "Trẻ ở tuổi này là như vậy"

Những lời động viên "nửa mùa" và đổ lỗi cho độ tuổi chỉ khiến trẻ tổn thương hơn sau những lần bị bắt nạt. Bắt nạt là điều có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, không riêng trẻ em.

"Nếu cha mẹ vô tình 'hợp lý hóa' hành vi bắt nạt, trẻ sẽ cho rằng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là chịu đựng trong im lặng", bà Barbara Coloroso nêu.

8. "Hãy đứng lên vì bản thân con"

Sự quyết đoán là kỹ năng mạnh mẽ mà nhiều phụ huynh muốn dạy con, dù cho chúng có bị bắt nạt hay không. Nhưng thực tế ngay cả đứa trẻ quyết đoán cũng phải vật lộn để đối đầu với một kẻ bắt nạt. Vậy nên, câu nói này là không đủ.

Những kẻ bắt nạt luôn có đồng minh và việc đứng lên vì bản thân sẽ khó khăn. Trường hợp này, bắt con đối mặt với kẻ bắt nạt mà không có sự chuẩn bị nào có thể gây hại nhiều hơn lợi.

9. "Con đánh lại nó đi"

Trẻ được phép tự bảo vệ bản thân trong những cuộc xung đột thể xác với kẻ bắt nạt. Tuy nhiên, cha mẹ không nên khuyên con đánh lại, khuyến khích bạo lực không phải điều người lớn nên làm.

Bà Coloroso nhận thấy những kẻ bắt nạt thường chọn mục tiêu là người yếu thế hơn. "Nếu trẻ thua trong trận đánh trả, rất có thể các em sẽ phải đối mặt những trận bắt nạt nghiêm trọng hơn", bà nhấn mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Theo các nhà khoa học, cách ứng xử của cha mẹ hàng ngày lại có tác động không nhỏ đến tính cách, tâm trạng của những đứa trẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thư Di ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN