9 bước khi trò chuyện giúp con cái luôn nghe lời cha mẹ “răm rắp”
Trẻ nhỏ luôn muốn thể hiện bản thân bằng việc phá vỡ các quy tắc do cha mẹ đặt ra. Muốn chúng hiểu và nghe lời, phụ huynh có thể áp dụng những bước sau khi trò chuyện với con.
Bước 1
Khi muốn con hiểu một điều gì đó không nên làm, cha mẹ nên dùng những từ ngữ dễ hiểu để giải thích cho con như:
- Đi cùng người lạ là 1 việc một nguy hiểm
- Việc ném đồ chơi khắp nhà là không ngoan
- Đi chơi trên đường phố là nguy hiểm
- Việc chơi game không được bố mẹ cho phép là rất xấu
Bước 2
Và tương tự, để con hiểu được những điều tích cực, các phụ huynh hãy diễn giải một cách đơn giản nhất như:
- Việc đi chơi với những người con quen biết là nên làm
- Sắp xếp đồ chơi gọn gàng vào vị trí sau khi chơi xong là việc tốt
- Chơi ở nơi an toàn là tốt nhất
- Chỉ nên chơi game trên máy tính khi được bố mẹ cho phép
Bước 3
Trẻ em có thể luôn luôn tò mò. Do đó, hãy viết lại suy nghĩ của bạn để truyền đạt cho trẻ về những thứ chúng có thể hỏi như:
- Hãy hỏi ý kiến cha mẹ về những người bạn con chơi cùn
- Hãy hỏi bố mẹ về nơi đặt đồ chơi.
- Hãy hỏi cha mẹ khi muốn chơi game
Bước 4
Khi trẻ đã hiểu về việc cần xin phép trước khi làm gì, các bậc phụ huynh hãy giúp con hiểu được rằng chúng sẽ được cha mẹ đồng ý hay không về hành động của mình bằng các câu nói như:
- Cha mẹ cho con biết con nên chơi cùng ai
- Cha mẹ cho con biết nơi để đặt đồ chơi.
- Cha mẹ cho con biết nơi an toàn để đến chơi
- Cha mẹ cho con biết khi nào có thể chơi game
Bước 5
Hãy tránh dùng những từ có nghĩa mơ hồ, không chắc chắn khi nói với trẻ như “có thể”. Cha mẹ nên sử dụng các từ thể hiện sự chắc chắn, rõ ràng. Tránh nói những câu như:
- Cha mẹ sẽ cho con biết con có thể đi với ai.
- Cha mẹ sẽ cho con biết nơi để đặt đồ chơi.
- Cha mẹ sẽ cho con biết nơi an toàn để chơi.
Bước 6
Cha mẹ nên cho trẻ biết rằng việc cho phép hay không cho phép trẻ làm gì là do quyết định của cả cha và mẹ chứ không phải đơn thuần là một ai. Tuyệt đối không cho trẻ lựa chọn người để xin phép nhằm có được sự ưu tiên hơn người kia. Trẻ phải hiểu được rằng, dù xin phép bố hoặc mẹ thì kết quả cũng đều như nhau.
Bước 7
Tiếp theo, các bậc phụ huynh nên tạo thêm động lực để trẻ có lý do thực hiện những điều bạn khuyên chúng làm bằng những câu như:
- Cha mẹ có thể cho con biết nên đi chơi cùng ai. Lắng nghe cha mẹ luôn tốt
- Cha mẹ có thể cho con biết nơi nên đặt đồ chơi. Nghe theo lời cha mẹ là tốt
- Cha mẹ có thể cho con biết khi nào được chơi game. Lắng nghe cha mẹ là điều nên làm.
Bước 8
Tiếp theo hãy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghe theo lời cha mẹ với con hiểu bằng các cụm từ như:
- Cha mẹ có thể cho con biết nên đi chơi cùng ai. Lắng nghe cha mẹ là quan trọng.
- Cha mẹ có thể cho con biết nơi để đặt đồ chơi. Nghe lời cha mẹ là điều quan trọng
Bước 9
Cuối cùng, cha mẹ nên tạo sự liên hệ giữa hành động con nên làm với giai đoạn phát triển của con bằng những câu nói như:
- Cha mẹ có thể chỉ cho con biết nên chơi với ai. Nghe lời khuyên của cha mẹ là quan trọng và lắng nghe là để trưởng thành
- Cha mẹ có thể cho con biết nơi để đặt đồ chơi. Lắng nghe những gì cha mẹ nói là điều quan trọng và sẽ giúp con trưởng thành.
Anh chị em trong nhà có tranh cãi là chuyện bình thường. Mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nếu bố mẹ tìm được điểm cân bằng...