8 kiểu cha mẹ độc hại khiến con cái 'khổ sở' nhưng lại cho đó là hy sinh, trách nhiệm
Dạy con sai cách, trẻ sẽ cảm thấy không được yêu thương và lắng nghe. Khi lớn lên, đứa trẻ sẽ phải chịu sự căng thẳng, lo lắng và sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được mục đích.
Tuy chúng ta không thể phán xét rằng những cách giáo dục con cái đó là tốt hay là dở, nhưng thật sự có những bậc cha mẹ có thể làm hỏng hoàn toàn cuộc sống của con mình.
1. Phải biết sợ cha mẹ nhưng lại muốn con yêu mình
Đối với cha mẹ độc hại, một cuộc tấn công tình cảm đồng nghĩa với tình yêu và sự chú ý. Trong những gia đình như vậy, những đứa trẻ biết cách tìm hiểu tâm trạng của cha mẹ chúng bằng tiếng chìa khóa rơi hoặc tiếng bước chân.
Những đứa trẻ như vậy luôn sống trong sợ hãi và lo lắng. Những kiểu cha mẹ độc hại này thường bị xúc phạm nếu hành động tử tế của họ bị nghi ngờ. Họ thường nói những câu: "Bố/ mẹ đã làm mọi thứ vì con mà con lại cư xử như thế đấy!"
Hành động của cha mẹ có thể hủy hoại cuộc sống của con cái họ. Ảnh minh hoạ
2. Cha mẹ để con gánh lấy vấn đề của người lớn nhưng… con không có quyền bày tỏ ý kiến
Trong trường hợp này, cha mẹ lại ép con gánh lấy trách nhiệm vốn không thuộc về mình.
Ví dụ một người mẹ nói về người cha luôn say xỉn trong gia đình theo một hướng tiêu cực kiểu như "vì con không nên thân nên cha mới tìm đến rượu để giải sầu".
Hoặc con cái bị lôi vào những mâu thuẫn của cha mẹ, buộc phải nghe những lời phàn nàn từ cha mẹ về người kia, nghe theo một chiều hướng rất tiêu cực. Bị buộc phải đặt mình vào vị trí người nghe, người giúp đỡ, khuyên giải và chịu đựng nhưng thật sự thì con cái không có quyền bày tỏ ý kiến của bản thân trong những trường hợp như thế.
Điều này chỉ càng mang đến áp lực tâm lý cho con cái mà không thể giải quyết được mâu thuẫn của người lớn.
3. Cha mẹ kỳ vọng con là người giỏi nhất nhưng coi thành tích là điều hiển nhiên
Nhiều cha mẹ luôn muốn con đạt thành tích cao nhất. Tuy nhiên những thành tích ấy của trẻ lại bị cha mẹ coi là điều hiển nhiên.
Những bình luận chê bai có thể làm hủy hoại cuộc sống của trẻ bởi điều đó khiến trẻ khi lớn lên luôn tin rằng bản thân là nỗi thất vọng của cha mẹ.
4. Cha mẹ muốn con cái chia sẻ nhưng lại thường mỉa mai chúng
Cha mẹ độc hại buộc con cái phải chân thành và đôi khi còn khiến chúng cảm thấy tội lỗi nếu chúng không muốn chia sẻ cảm xúc của mình. Sau đó, chính thông tin đó được sử dụng để chống lại con cái của họ. Có 2 cách điều này có thể xảy ra:
- Họ hàng, hàng xóm và những người khác đều biết về bất cứ điều gì đứa trẻ đã chia sẻ với cha mẹ chúng. Và các bậc cha mẹ thực sự không thấy có gì sai với điều đó.
- Cha mẹ nhân cơ hội con cái chia sẻ để mắng mỏ hoặc thêm vào những lời nhận xét mỉa mai.
Có một ranh giới rất mong manh giữa những sai lầm mà cha mẹ mắc phải và hành vi không phù hợp của những bậc cha mẹ độc hại. Ảnh minh hoạ
5. Cha mẹ thường xuyên nhắc đến sai sót của con để dễ dàng kiểm soát hơn
Họ cố làm giảm lòng tự trọng của con cái xuống để có thể dễ dàng kiểm soát hơn. Cha mẹ kiểu này thường xuyên chỉ nói về những thất bại và sai sót của con, họ có những nhận xét gây tổn thương cho con.
Thông thường vấn đề ngoại hình của con sẽ được các bậc cha mẹ kiểu này đem ra để chê bai khi con họ không có sai sót.
Chẳng hạn khi đi mua quần áo, họ chê bai con mình không phù hợp với loại trang phục đó đâu vì con quá mập, sau đó con muốn giảm cân, muốn ăn kiêng thì lại bị mắng 'chỉ biết làm chuyện vô nghĩa'.
Cha mẹ kiểu này lúc nào cũng làm cho con họ ở trong một trạng thái tồi tệ, luôn có cảm giác thấp kém. Họ không muốn thấy con thử những điều mới, không muốn con họ thể hiện ý chí mạnh mẽ. Với họ, những đứa con có chủ kiến có ý chí chính là những đứa "phản nghịch" không biết nghe lời cha mẹ.
6. Cha mẹ muốn con thành công nhưng không giúp đỡ
Cha mẹ muốn con thành công nhưng không quan tâm con sẽ làm như thế nào. Những kiểu phụ huynh này sẽ chỉ vui mừng với thành tích của con mình vì hai lý do. Họ thích khoe khoang thành công của con và việc con cái thành công sẽ đảm bảo một cuộc sống tốt hơn cho bố mẹ.
7. Luôn phải làm theo lời cha mẹ nhưng nếu sai đó không phải là lỗi của họ
Trong trường hợp này, cha mẹ đối xử với con mình như một đồ vật: họ lập kế hoạch của riêng mình và mong muốn con cái họ làm theo. Nhân tiện, họ không quan tâm đến hậu quả của việc luôn luôn kiểm soát hoàn toàn như vậy. Nếu có gì sai, đó không phải là lỗi của họ.
Cha mẹ độc hại sẽ khiến một đứa trẻ lớn lên với sự tự tin, năng lượng tiêu cực và nhiều thói xấu. Ảnh minh hoạ
8. Bắt tin tưởng cha mẹ nhưng luôn can thiệp vào cuộc đời con
Những cha mẹ này sẽ không cho con quyền riêng tư. Nếu con cái cố tạo ra không gian và lãnh thổ riêng, những phụ huynh này sẽ buộc tội con là không tin tưởng họ.
Và con họ cũng thường phải trả lời những câu hỏi như "Sao con không rửa cái cốc đó đi?" hay "Sao con lại phí tiền vào cái thư rác rưởi đó chứ?". Những bố mẹ này đều không tôn trọng cuộc sống và những quyết định cá nhân của con.
Nguồn: [Link nguồn]
Cha mẹ ngỡ rằng mình đang thương con, nhưng thực chất những hành động này đang làm hại con, tước đoạt quyền được lớn lên, trưởng thành của con.