8 hành vi cha mẹ vô tình làm hư con mà không biết
Một số bố mẹ không nhận rằng, con cái là những người quan sát tinh tường nhất, có những lời nói và hành vi của bố mẹ tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng xấu tới con mình.
1. Làm hết việc nhà cho trẻ
Nhiều cha mẹ thương con, muốn chúng dành nhiều thời gian để học, vui chơi, ăn uống... nên đã quyết định thay con làm hết mọi việc trong nhà.
Tuy nhiên đây là cách dạy con sai cách. Bởi khi lớn lên, chúng sẽ thụ động, lười biếng và phụ thuộc vào người khác. Khi con không thể sống tự lập, sẽ rất khó khăn khi chúng bước ra ngoài xã hội bươn chải kiếm sống.
Ảnh minh hoạ
2. Bố về đến nhà là nằm xem điện thoại
Thấy trẻ nghiện điện thoại nhiều cha mẹ tức giận và cho rằng con đang vô kỷ luật. Nhưng thực tế ở nhiều gia đình, người bố còn mắc chứng "nghiện" điện thoại nặng hơn con cái. Ví dụ khi đi làm về, việc đầu tiên bố làm không phải rửa tay mà nằm dài trên sofa xem điện thoại. Khi ăn, tắm, thậm chí đi vệ sinh, họ cũng luôn dán mắt vào màn hình.
Việc cha mẹ sử dụng thiết bị di động có thể có tác động tiêu cực đến cảm xúc và khả năng tương tác xã hội của trẻ nhỏ, đồng thời giảm khả năng thấu hiểu giữa đôi bên. Hành vi như vậy không chỉ là tấm gương xấu mà còn khiến trẻ trở nên lười biếng, phá hủy bầu không khí học tập trong gia đình.
Bởi vậy, thay vì rao giảng lý thuyết, tốt hơn hết là nên làm gương cho con. Nếu người bố thay đổi bằng cách rời xa điện thoại mỗi khi về nhà, sẽ không có gì ngạc nhiên khi trẻ phát triển tính tự giác và siêng năng. Bố tự giác thì con cái về cơ bản không lười biếng, bố không tự giác thì khó nuôi dạy con cái có ý thức.
3. Cho con quá nhiều lựa chọn
Những đứa trẻ chỉ có một hoặc hai món đồ chơi sẽ luôn nhớ về món đồ đó suốt thời thơ ấu, thậm chí là cả đời. Ngược lại, khi có quá nhiều sự lựa chọn, trẻ khó có trọn vẹn niềm yêu thích và hạnh phúc.
Ảnh minh hoạ
4. Mẹ thường phàn nàn
Những lời phàn nàn không ngớt của người mẹ giống như những "con đỉa" hút sạch niềm vui của con cái, chỉ để lại rất nhiều năng lượng tiêu cực. Phàn nàn về sự bất hạnh của chính mình là một trong những cách hủy hoại trẻ em nhanh nhất.
Người mẹ có thái độ sống lạc quan, không kêu ca hay phàn nàn, chỉ khi gặp khó khăn, thăng trầm, con cái mới có đủ tự tin để dũng cảm tiến về phía trước.
5. Con hư nhưng cha mẹ... lờ đi
Không ít các trường hợp khi con mắc lỗi sai như hỗn láo với người lớn, đánh người lạ... cha mẹ không can thiệp mà chỉ đứng nhìn, hoặc cười. Thậm chí người lớn còn khuyến khích, ví dụ như xúi con "đánh yêu" mẹ, tát bố,... Cũng có không ít trường hợp khi con quậy phá, làm phiền người khác, cha mẹ lại xúy xóa bằng cách nói: "Trẻ con có biết gì đâu".
Điều này hoàn toàn tai hại. Nó sẽ khiến con không nhận thức được hành vi sai trái của mình để điều chỉnh. Vì vậy khi con hư, cha mẹ phải "nắn" ngay. Nhưng không có nghĩa là dùng bạo lực hoặc những lời la mắng để dạy chúng.
6. Bố không chia sẻ việc nhà với mẹ
Trong gia đình hiện đại, không khó gặp cảnh tượng mẹ giặt và phơi quần áo trong khi bố nằm chơi trên sofa; Mẹ rửa rau nấu cơm, bố lại dán mắt vào điện thoại chơi game, lâu lâu lại hỏi "Sắp ăn cơm chưa?".
Các nhà khoa học Nga đã tiến hành một cuộc kiểm tra 100 trẻ em 3-5 tuổi. Nhóm nghiên cứu này đã chia 100 em này thành 2 nhóm riêng biệt. Nhóm 1 là những em học sinh có bố chăm làm việc nhà, nhóm 2 có bố lười làm việc nhà. Sau đó, họ cho những em học sinh này tham gia vào một trò chơi có liên quan đến IQ. Sau một năm thực hiện cuộc kiểm tra, các nhà khoa học đưa ra kết luận. Có đến 80% học sinh trong nhóm 1 hoàn thành xuất sắc trò chơi IQ, trong khi đó nhóm 2 chỉ đạt 40%.
Ảnh minh hoạ
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh thêm, trẻ gần gũi với mẹ nhưng lại học nhiều điều từ bố. Gần gũi bố, học những điều tốt từ bố sẽ giúp con tăng khả năng tìm tòi, sáng tạo của mình, từ đó hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển trí tuệ. Nghiên cứu cũng chỉ ra, nếu người bố không bao giờ chạm tay vào việc nhà, con trai cũng sẽ thiếu tinh thần trách nhiệm và không biết quan tâm tới người khác. Còn con gái luôn kém tự tin, ngại khó khăn và có lựa chọn nghề nghiệp hạn hẹp hơn. Bởi vậy một người cha chủ động làm việc nhà là người tạo ra cuộc sống hạnh phúc cho con cái.
7. Ra lệnh cho con mà không giải thích
Nhiều người nghĩ rằng sinh con ra, nuôi khó nhọc thì nhờ vả, sai vặt chút không sao. Tuy nhiên, con trẻ có thể nổi loạn vì thấy bị đối xử bất công. Cha mẹ chỉ cần giải thích cho con lý do vì sao họ muốn đứa trẻ làm vậy. Lời giải thích hợp lý và nhất quán của cha mẹ sẽ giúp trẻ tự điều chỉnh.
Ảnh minh hoạ
8. Không giữ lời hứa
Khi đã hứa với trẻ thì người lớn phải thực hiện. Bởi thất hứa đối với con nít là 1 tội lỗi lớn. Những hành vi này dần già sẽ khiến con trở thành 1 người hứa sáo rỗng, không có trách nhiệm với hành vi của mình và thoái thác cho người khác.
Khi không giữ đúng lời hứa, cha mẹ sẽ làm con thất vọng, không còn tin tưởng cha mẹ.
Theo các chuyên gia, không bao giờ là quá sớm cho việc giáo dục con về tiền bạc...
Nguồn: [Link nguồn]