8 cách thầy cô có thể làm giúp trẻ háo hức khi đi học trở lại

Sự kiện: Dạy con

Các giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh về cả việc học tập, thể chất và tinh thần khi trở lại học trực tiếp trên lớp sau một thời gian dài nghỉ phòng dịch COVID-19. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc chia sẻ 8 cách giáo viên có thể hỗ trợ sức khỏe tâm thần của học sinh.

Nhiều trẻ em có khả năng đối phó tốt với các hạn chế do việc đóng cửa trường học vì đại dịch COVID-19 gây ra và sẽ háo hức quay trở lại trường.

Tuy nhiên, một số trẻ em sẽ trở lại trường học sau khi trải qua một số mức độ căng thẳng, lo lắng, cô lập và đau buồn, thậm chí có thể đã bị bạo lực gia tăng tại nhà.

Cùng với cha mẹ thì các giáo viên và nhân viên của trường đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ em trở lại học trực tiếp trên lớp. Đặc biệt sau khi trường đóng cửa trong thời gian dài nghỉ phòng dịch. 

Ngoài việc tiếp tục sử dụng các kỹ năng khác nhau mà giáo viên đã và đang sử dụng để đảm bảo sức khỏe tinh thần và học tập của học sinh trong khi trường học đóng cửa, những gợi ý sau đây có thể hữu ích khi trường học mở cửa trở lại:

1. Lắng nghe mối quan tâm của trẻ

COVID -19 và việc đóng cửa trường học đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Là giáo viên, điều cần thiết là phải lắng nghe những mối quan tâm của học sinh và thể hiện sự thấu hiểu cũng như đồng cảm. Cho học sinh của bạn cơ hội trò chuyện 1-1 với bạn để kết nối lại và thảo luận về bất kỳ mối quan tâm nào.

8 cách thầy cô có thể làm giúp trẻ háo hức khi đi học trở lại - 1

2. Kiểm tra tình trạng của trẻ

Trước khi dạy nội dung kiến thức mới cho học sinh, giáo viên và nhân viên nhà trường nên dành thời gian để kiểm tra xem học sinh đang học như thế nào. 

Hãy nhớ rằng ban đầu trẻ có thể khó tập trung hoặc có thể cần thêm thời gian để trở lại với thói quen học tập. Tạo cơ hội cho trẻ em nghỉ giải lao, di chuyển xung quanh và tái kết nối với bạn bè cùng trang lứa.

3. Cung cấp cho trẻ em thông tin chính xác về COVID-19

Học sinh trường Tiểu học Hạ Long (Quảng Ninh) sát khuẩn tay trước khi vào lớp. Ảnh: Cao Quỳnh

Học sinh trường Tiểu học Hạ Long (Quảng Ninh) sát khuẩn tay trước khi vào lớp. Ảnh: Cao Quỳnh

Khi trẻ em trở lại trường học, chúng có thể có những suy nghĩ và thắc mắc khác nhau về COVID-19. Trẻ em muốn và cần thông tin thực tế. Sử dụng các cách giải thích phù hợp với trẻ em dựa trên bằng chứng khoa học để trả lời chính xác các câu hỏi của trẻ em về COVID-19.

Mặc dù điều quan trọng là phải thừa nhận quy mô của đại dịch COVID-19 đang xảy ra trên toàn cầu, nhưng hãy nhấn mạnh tất cả những nỗ lực đã thực hiện và các biện pháp phòng ngừa để giảm rủi ro trong kế hoạch mở lại trường. 

Đừng quên nhắc nhở trẻ em về các quy trình an toàn ở trường học, bao gồm cả những việc cần làm trong trường hợp có trường hợp COVID-19 được phát hiện trong lớp học.

4. Tìm kiếm những gợi ý từ trẻ em về cách tạo ra một lớp học thân thiện, an toàn và thoải mái

8 cách thầy cô có thể làm giúp trẻ háo hức khi đi học trở lại - 3

Thu hút trẻ làm cho lớp học trở thành một không gian thân thiện, an toàn và thoải mái. Khi làm như vậy, hãy đảm bảo tôn trọng các quy trình an toàn trường học và sử dụng các nguồn tài liệu sẵn có.

Trẻ em rất nhiều ý tưởng sáng tạo thú vị và có thể cung cấp các gợi ý, hãy cùng trẻ trang trí các bức tường của lớp học với nhiều màu sắc và thông điệp chào đón và làm việc theo nhóm nhỏ để các em có thể hỗ trợ nhau bắt kịp việc học. Hãy cho học sinh biết rằng hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp giáo viên và học sinh cùng nhau vượt qua điều này. Nhớ khen ngợi những đóng góp và nỗ lực của trẻ. 

Giáo viên có thể nuôi dưỡng cảm giác an toàn bằng cách tương tác và phát triển các mối quan hệ tích cực với từng học sinh và sử dụng các thói quen trong ngày để giúp trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm. Đưa việc học tập và sức khỏe tâm thần của trẻ em đi đúng hướng.

5. Chú ý dấu hiệu cảnh báo hành vi của trẻ cản trở khả năng khám phá, vui chơi và học hỏi

8 cách thầy cô có thể làm giúp trẻ háo hức khi đi học trở lại - 4

Hãy chú ý đến những thay đổi trong hành vi của trẻ. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi đáng kể trong hành vi của học sinh và điều này vẫn tồn tại theo thời gian, ngăn cản chúng hoạt động hoặc chơi, hãy hỗ trợ nhiều nếu cảm thấy trẻ đang gặp khó khăn. 

Tuy nhiên, giáo viên nên trao đổi với cha mẹ học sinh, giới thiệu cha mẹ đưa trẻ đến bác sĩ chăm sóc chính hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần nếu bạn cảm thấy trẻ cần sự trợ giúp của chuyên gia.

Tiếp tục cung cấp hỗ trợ học tập, cũng như hướng dẫn và hỗ trợ thêm hoặc giảng bài với tốc độ chậm hơn nếu trẻ cảm thấy khó học hoặc khó tập trung.

6. Khuyến khích học sinh thúc đẩy sự tương tác với bạn bè bằng các hoạt động tập thể

Ở nhiều quốc gia, trẻ em đã tuân thủ các biện pháp nghiêm ngặt về khoảng cách vật lý và bị ngăn cản sử dụng sân chơi và các không gian công cộng khác để chơi và giao lưu với các bạn cùng lứa tuổi. 

Đảm bảo rằng khi trẻ em trở lại trường học, chúng có nhiều cơ hội để giao lưu, vui chơi và tương tác với các bạn đồng trang lứa mà chúng đã bỏ lỡ quá lâu, phù hợp với các quy trình an toàn của trường học.

Ảnh: TT huấn luyện bóng đá Hoàng Gia

Ảnh: TT huấn luyện bóng đá Hoàng Gia

7. Làm gương cho học sinh những hành vi ứng phó tốt - bình tĩnh, trung thực và quan tâm

Giáo viên có thể là tấm gương tích cực cho học sinh của họ. Trẻ sẽ nhìn bạn và học hỏi từ những kỹ năng bạn sử dụng hàng ngày để đối phó với những tình huống căng thẳng. Bình tĩnh, trung thực, quan tâm và thể hiện thái độ tích cực với trẻ.

8. Chăm sóc bản thân và biết giới hạn của bản thân

Giảng dạy có thể là một nghề cực kỳ căng thẳng, đặc biệt là trong tình trạng hiện nay. Do đó, hãy bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của chính bạn (ví dụ: duy trì thói quen ăn ngủ lành mạnh, nghỉ ngơi, tập thể dục, kết nối với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp). 

Hãy nhớ tìm kiếm sự hỗ trợ nếu bạn nhận thấy bản thân đang trải qua cảm giác đau khổ hay căng thẳng đáng kể.

Nguồn: [Link nguồn]

Hà Nội: Tuỳ tình hình dịch sẽ điều chỉnh linh hoạt việc học sinh đi học lại

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, thành phố vừa có văn bản đồng ý chủ trương cho học sinh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ly ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN