7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại
Cha mẹ đang dọn sẵn sự thất bại cho con nếu vẫn đang nuôi dạy con theo cách này.
1. Thưởng chỉ để con tham gia một việc gì đó
Phần thưởng chỉ để tham gia sẽ giết chết sự cạnh tranh. Ảnh minh họa
Bạn khuyến khích con làm một việc gì đó bằng phần thưởng. Trẻ sẽ ít có khả năng thể hiện tốt khi biết chắc thế nào chúng cũng nhận được phần thưởng.
Sau này, trẻ ít có khả năng cố gắng và làm việc chăm chỉ, dù trong học tập hay làm một việc gì đó vì ngay từ khi con nhỏ, chúng đã được nuôi dưỡng với niềm tin rằng làm việc chăm chỉ không mang lại nhiều sự khác biệt - kết quả sẽ vẫn giống nhau.
Phần thưởng chỉ để tham gia sẽ giết chết sự cạnh tranh. Trong khi sự cạnh tranh mang lại cảm hứng. Nếu trẻ biết chắc mình sẽ nhận được phần thưởng, đâu sẽ là động lực của chúng để phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, điều sẽ giúp chúng vượt qua cuộc cạnh tranh?
Một số phụ huynh cho rằng cạnh tranh là không lành mạnh đối với trẻ em. Nhưng sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi trong trường học và trong thị trường lao động. Điều quan trọng là trẻ học cách đối phó với cạnh tranh ngay từ khi còn nhỏ để chuẩn bị tốt hơn cho tương lai sau này.
2. Không để con trải nghiệm sự rủi ro
Chúng ta đang sống trong một thế giới với vô vàn cảnh báo nguy hiểm. Vì vậy, mối quan tâm của các bậc cha mẹ với con cái thường là "an toàn đầu tiên" và chúng ta làm mọi điều để bảo vệ chúng.
Sau tất cả, đó là công việc của chúng ta nhưng việc cách ly con khỏi những hành vi tiềm ẩn rủi ro cũng có tác dụng phụ. Các nhà tâm lý học ở châu Âu đã chỉ ra rằng, một đứa trẻ không được vui chơi bên ngoài và không bị trầy đầu gối dễ cảm thấy sợ hãi trước bất cứ việc gì khi lớn lên.
Trẻ em bị ngã một vài lần là chuyện bình thường; đến độ tuổi thiếu niên, chúng cần trải qua cảm giác chia tay bạn trai hoặc bạn gái để biết đánh giá cao mối quan hệ tình cảm khi trưởng thành. Nếu các bậc cha mẹ loại bỏ toàn bộ rủi ro khỏi cuộc sống của con trẻ, nhiều khả năng chúng sẽ trở thành những con người kiêu ngạo và thiếu tự trọng trong tương lai.
3. Chiều chuộng con cái quá mức
Những đứa trẻ lớn lên trong sự dung túng, thả nổi không kèm cặp uốn nắn sẽ luôn nghĩ mình là trung tâm, trở nên ích kỷ và vô kỷ luật. Ảnh minh họa
Cha mẹ nào cũng "mong con trai thành rồng, muốn con gái thành phượng", và luôn hết lòng sống vì con cái. Thế nhưng nếu chúng ta quá mức nuông chiều, dung túng cho con thì hậu quả lại vô cùng tai hại.
Một khi được bố mẹ chiều chuộng thái quá, trẻ sẽ cho rằng bố mẹ sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu của mình, dần dần trẻ sẽ hình thành thói quen muốn gì được nấy, ngang ngược bướng bỉnh không biết điều.
Những đứa trẻ lớn lên trong sự dung túng, thả nổi không kèm cặp uốn nắn sẽ luôn nghĩ mình là trung tâm, trở nên ích kỷ và vô kỷ luật, không biết cách hợp tác với người khác và dễ phạm phải những điều sai trái.
Điều này sẽ khiến trẻ gặp rắc rối khi vào đời, bởi bố mẹ có thể dung túng cho con làm điều sai nhưng xã hội sẽ không chấp nhận điều đó.
Quan tâm, chăm sóc con cái cũng cần phải có nguyên tắc và giới hạn, đồng thời cũng cần phải chú ý đến quyền lực và sự uy nghiêm của bản thân trong gia đình.
Ví dụ như, khi trẻ làm tốt một việc gì đó, cha mẹ hãy động viên và khích lệ trẻ. Còn khi trẻ chưa làm tốt, cần phê bình, dạy bảo vẫn cần phải thẳng thắn phê bình trẻ ngay.
Ngay cả khi con cái đã khôn lớn và lập gia đình thì với tư cách là một người cha người mẹ, chúng ta vẫn phải có trách nhiệm dạy dỗ, bảo ban con cái.
Ngoài ra, chúng ta cũng đừng dễ dàng đáp ứng hết mọi yêu cầu của chúng mà đôi khi phải biết nói lời từ chối với con.
Ví dụ như trong trường hợp chúng ta đã có hẹn với bạn bè cùng đi du lịch vào tuần sau, nhưng con cái đột nhiên nhờ cha mẹ đến nhà trông cháu giúp thì lúc này chúng ta nên kiên định dứt khoát nói lời từ chối.
Những người con hiếu thảo và biết cảm thông nhất định sẽ thấu hiểu và ủng hộ cha mẹ ngay khi bị từ chối như vậy.
Dẫu sao khi cha mẹ đã có tuổi, cũng nên có những hoạt động trải nghiệm thư giãn giải cho riêng mình. Đôi lúc cũng có thể chủ động giúp đỡ khi con cái gặp khó khăn, nhưng đồng thời nếu chúng ta biết tự chăm lo cho bản thân mình, con chúng ta cũng sẽ cảm thấy an tâm hơn về bố mẹ.
4. Luôn cho rằng con mình đúng
Không ít bậc cha mẹ rất bảo thủ, luôn cho rằng con mình đúng trong mọi trường hợp. Chẳng hạn khi con ngồi nói chuyện trong giờ và bị giáo viên phạt. Thay vì nhắc nhở con điều chỉnh thái độ học tập, bố mẹ liền đổ lỗi cho giáo viên giảng bài nhàm chán nên con mới mất tập trung. Hay khi con ẩu đả với bạn bè, bố mẹ không nghe rõ lý do của cả hai bên mà chỉ chăm chăm bảo vệ con mình: "Đứa trẻ kia phải cư xử như nào thì con tôi mới đánh lại".
Theo chuyên gia hành vi trẻ em người Anh James Lehman, sự bảo vệ quá mức của bố mẹ có thể dẫn đến sự ảo tưởng của con trong việc cảm nhận thế giới xung quanh. Nó sẽ khiến trẻ trở nên ngang ngược, ích kỷ. Khi trưởng thành, đứa trẻ có tính cách như vậy khó mà hòa nhập với tập thể, trong công việc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn vì không chịu nghe góp ý của đồng nghiệp.
5. Tập trung vào kết quả chứ không phải là quá trình
Chỉ coi trọng thành tích sẽ khiến trẻ bỏ qua nhiều bài học cuộc sống mà chúng có thể nhận được trong quá trình làm một việc gì đấy. Ảnh minh họa
Chỉ coi trọng thành tích sẽ khiến trẻ bỏ qua nhiều bài học cuộc sống mà chúng có thể nhận được trong quá trình làm một việc gì đấy. Trẻ em không còn tận hưởng những hoạt động chúng tham gia (dù đó là một sự kiện thể thao, sự kiện nghệ thuật hay cái gì đó khác) bởi vì chúng còn mải tập trung vào những gì chúng sẽ nhận được sau khi kết thúc.
6. Coi con cái là tất cả
Ở bất cứ thời điểm nào, kể cả khi con cái đã trưởng thành, người làm cha mẹ cũng đừng nên coi chúng là tất cả cuộc sống của mình.
Khi con còn nhỏ, có rất nhiều cha mẹ đều nâng niu con trong lòng bàn tay vì lo sợ con chịu tổn thương. Rồi đến khi con cái đến tuổi đi học lại sốt sắng thay con quyết định hết thảy mọi việc.
Sau này khi con cái đã trưởng thành và lập gia đình, rất nhiều cha mẹ vẫn chăm chăm muốn giúp con trông nom nhà cửa, chăm cháu, làm việc nhà, bếp núc.
Trong suy nghĩ của rất nhiều bậc phụ huynh, họ coi con cái chính là cả mạng sống và họ có thể làm bất cứ điều gì miễn là tốt cho con.
Nhưng nếu có thể nhìn từ một góc độ khác, ta sẽ thấy cuộc sống của người làm cha mẹ không chỉ xoay quanh mỗi con cái mà bên cạnh chúng ta còn có những người bạn thân thiết, và quan trọng nhất là vẫn còn chính bản thân chúng ta.
Khi cha mẹ đến tuổi trung niên thì con cái cũng đều đã thành gia lập thất. Là cha mẹ, chúng ta cũng nên có cuộc sống của riêng mình, làm những điều chúng ta mong muốn, tiếp tục hoàn thành những giấc mơ còn dang dở và vui vẻ tận hưởng cuộc sống mà chúng ta hằng mong ước!
7. Dạy trẻ hiểu sai về thành công
Với những danh hiệu tham gia và những lời khen ngợi vô tận, những gì trẻ đang học từ thất bại là không có sự khác biệt giữa thất bại và thành công. Ảnh minh họa
Trẻ em đang được dạy rằng thất bại là không vấn đề gì, bởi vì chúng vẫn nhận được phần thưởng như những người chiến thắng.
Thất bại trong việc gì đó có thể là một cơ hội học tập tuyệt vời cho trẻ em. Nhưng với những danh hiệu tham gia và những lời khen ngợi vô tận, những gì trẻ đang học từ thất bại là không có sự khác biệt giữa thất bại và thành công. Trẻ lớn lên không biết làm thế nào khi bị từ chối, vốn là một kỹ năng sống thiết yếu.
Sau này, trẻ sẽ biết cuộc sống không như mong đợi. Có thể chúng không được vào trường đại học ưa thích hoặc không được làm công việc mình thực sự yêu thích. Vì thế ngay bây giờ, hãy để cho con bạn cảm thấy buồn vì thất bại. Điều này sẽ cho trẻ cơ hội để suy nghĩ về cách làm thế nào để xử lý thất bại.
Điều quan trọng nhất là hãy cho con bạn biết bạn vẫn sẽ yêu con dù con có thành công đến đâu.
Nguồn: [Link nguồn]
Các nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa việc cha mẹ không sạch sẽ, ngăn nắp và sự phát triển của trẻ.