7 vấn đề rút ra từ công trình nghiên cứu “Tiếq Việt”

Người làm khoa học, trước hết phải chấp nhận sự cô đơn, bởi không phải lúc nào ý tưởng của họ cũng được đám đông chấp nhận.

Tôi không phải là một người nghiên cứu khoa học nhưng tôi luôn cố gắng nhìn các sự kiện, hiện tượng theo cách khoa học, khách quan nhất. Từng là người theo đuổi ngành học ngữ văn, tôi thấy rất thú vị với công trình "Tiếq Việt" của TS Bùi Hiền. Tôi xin được trao đổi với bạn đọc báo Pháp Luật TP.HCM góc nhìn của tôi:

1. Chúng ta thường ít khi thắc mắc, phản biện với những điều đã quá quen thuộc

Hằng ngày, chúng ta nói và viết tiếng Việt. Nó quen thuộc cứ như chúng ta đang thở vậy. Những điều quá quen thuộc ít gây cho chúng ta nhu cầu khám phá, phản biện mà thay vào đó là sự chấp nhận, mặc định.

Thực ra thứ đơn giản nhất vẫn luôn là đối tượng nghiên cứu của một/ hoặc một vài bộ môn khoa học. Ngôn ngữ của ngành khoa học đặc thù sẽ diễn tả nó phức tạp thôi rồi. Ví dụ con sâu róm bé tẹo, ngành sinh vật học gọi nó là Arna pseudoconspersa, chú giải hết 10 trang giấy. Cái phần dài ngoằng 10 trang đó thuộc về khoa học, còn con sâu róm đơn giản quen thuộc thì thuộc về chúng ta.

Chúng ta viết "cà", "quạ" "kiến" không bị nhẫm lần gì cả, vì nó đã quá quen thuộc. Nhưng người nước ngoài khi học tiếng Việt, họ có thể thắc mắc tại sao các chữ ấy có các phụ âm khác nhau nhưng khi phiên âm đều đọc bằng phụ âm /k/.

2. Khoa học luôn đòi hòi sự tìm tòi cái mới

Có những công trình nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng rất cao nhưng cũng có những công trình chỉ có ý nghĩa là một phát hiện mới chưa thể /không thể ứng dụng ngay được. Điều đó là bình thường. Trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn phát kiến khoa học, mới có vài cái được áp dụng phổ biến cho cuộc sống của chúng ta. 

7 vấn đề rút ra từ công trình nghiên cứu “Tiếq Việt” - 1

TS Bùi Hiền. Ảnh: Vietnamnet

3. Hãy tôn trọng quyền tự do nghiên cứu, tự do học thuật

Nghiên cứu khoa học là quyền tự do của mỗi người. Khi chúng ta tôn trọng quyền đó, chúng ta mới thấy những chân trời mới. Đừng định kiến như giáo hội từng đòi treo cổ Galileo Galilei vì ông ấy nói Trái đất tròn.Cũng đừng định kiến như nhiều người từng cười nhạo tàu ngầm của anh doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình là dở hơi. Họ bảo anh là doanh nhân thì lo đi kiếm tiền chứ chế tàu ngầm mini làm gì, thế giới họ làm xong tàu ngầm lâu rồi. Tầm vóc mỗi phát minh là khác nhau, trong các hoàn cảnh khác nhau, bạn đừng bắt ai cũng phải là thiên tài kiệt xuất. Chỉ cần họ vượt qua những lối mòn cũ kỹ đầy định kiến, là họ đã mở ra một chân trời mới. 

4. Đề xuất tiếp tục thay đổi cách ký âm là bình thường

Bộ ký âm tiếng Việt hiện nay là thành quả của nhiều lần thay đổi cách ký âm chữ quốc ngữ. Tôi cho rằng bộ ký âm hiện nay cũng chưa phải là hoàn chỉnh, chưa giải quyết được hết các vấn đề của ngôn ngữ viết.

TS Bùi Hiền có đề xuất cách ký âm khác cũng là có cơ sở khoa học và bình thường. Mọi người ai cũng có quyền đề xuất ý tưởng của mình. Ứng dụng nó hay không là chuyện khác, chẳng có gì đáng chê cười.

Khi còn học tiểu học, tôi đã thắc mắc với cô giáo: Tại sao không đánh vần con quạ là cờ oa coa nặng cọa? Tai sao vần "ua" ghép chữ c thì thành con "cua" mà ghép chữ q thành ra con quạ như vần "oa"? Cô giáo chỉ mắng tôi không hiểu bài.

Tuy nhiên, ủng hộ việc phản biện để tìm cái mới, giải pháp mới là một việc dễ dàng nhưng ủng hộ thay đổi theo cái mới lại là việc khó khăn. Hệ thống chữ viết hiện tại đã ổn định, tôi cũng như nhiều người khác, ngại mất công, mệt mỏi khi thay đổi những thứ đã quá quen thuộc. Vì quen thuộc nên tôi không thấy bất tiện nữa. Tôi biết nhiều người có tâm lý này giống như tôi.

6. Chúng ta có quyền tự do khen chê nhưng tốt nhất là tìm hiểu kỹ và có thái độ công bằng

Theo tôi thì nhà vật lý học không nên chê nhà ngôn ngữ học. Nhà ngôn ngữ học thì không nên chê nhà toán học. Vì khi không đủ chuyên môn và chưa tìm hiểu kỹ, họ rất dễ rơi vào cảm tính, thiếu công bằng. Nếu chúng ta không làm khoa học, sự phán xét càng nên cẩn trọng. Còn nếu chúng ta bỏ công tìm hiểu, nghiên cứu rồi chê thì rất tốt, bởi như vậy là chúng ta đang thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách văn minh.

7 vấn đề rút ra từ công trình nghiên cứu “Tiếq Việt” - 2

7. Đừng nói: Giá gà trống biết đẻ trứng thì có ích hơn

Điều làm tôi cảm thấy thú vị là nhiều người gay gắt phản ứng rằng tại sao các nhà khoa học không làm cái gì để đất nước này phát triển, không lo ngăn chặn thảm họa môi trường mà ngồi nghĩ ra cái công trình "dở hơi" này. 

Về đánh giá dở hơi hay không, mời bạn đọc lại mục 6. Còn hỏi một nhà ngôn ngữ học sao không sáng chế cái gì để bảo vệ môi trường thì cũng như nói: Giá như con gà trống sao biết đẻ trứng thay vì gáy sáng, thế thì có ích hơn.

8. Cuối cùng, tôi phải bật cười thú vị khi đọc TS Bùi Hiền trả lời một bài báo rằng "Họ chửi tôi điên nhưng học chữ để chế nhạo tôi rất nhanh" 

Đề xuất Tiếq Việt kiểu mới
Bạn có đồng ý với đề xuất cải tiến Tiếng Việt kiểu mới không?
PGS. TS Bùi Hiền: 'Họ chửi tôi điên, nhưng lại học chữ của tôi để chế nhạo tôi rất nhanh'

Những ngày qua PGS. TS Bùi Hiền, tác giả công trình nghiên cứu cải tiến chữ cái tiếng Việt cho biết bản thân ông vấp phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Minh (Pháp luật TPHCM)
Đề xuất tiếng Việt kiểu mới của PGS-TS Bùi Hiền Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN