7 hành vi khi nói chuyện của cha mẹ khiến con cái lớn lên không hiếu thảo

Sự kiện: Dạy con
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Giáo dục sai cách có thể làm quá trình hình thành nhân cách của trẻ bị sai lệch. Đến khi con cái trở nên ngỗ ngược, bất hiếu, nhiều cha mẹ mới muộn màng tự hỏi: "Tại sao lại thành như vậy?"

Điều này khiến các phụ huynh phải thường xuyên quản lý lời nói và hành động của mình trước con cái. Đối với những hành vi sau đây càng phải tránh xa:

1. Thích khoác lác

Rất nhiều cha mẹ thích khoác lác về tiền bạc, quyền thế trước mặt con trẻ. Như vậy rất dễ khiến cho con cái tiếp thu một loại tư tưởng vụ lợi.

Những kiểu cha mẹ như thế không thể bồi dưỡng nên một đứa con hiếu thuận, hơn nữa còn là tiền đề tạo ra những hành vi tiêu cực cho con.

Đó là nguyên nhân dẫn đến những hành vi phi đạo đức của đứa trẻ, khiến chúng lười lao động, thích gây chuyện thị phi.

‏Cha mẹ đối xử với con cái thế nào, con trẻ cũng sẽ học cách đối xử như vậy với cha mẹ của mình. Ảnh minh họa

‏Cha mẹ đối xử với con cái thế nào, con trẻ cũng sẽ học cách đối xử như vậy với cha mẹ của mình. Ảnh minh họa

2. "Cha mẹ hi sinh cho con rất nhiều, con phải báo đáp tương tự"‏

Người ta thường nói, "Nuôi con để dưỡng già". Sở dĩ như vậy là bởi vì người xưa luôn quan niệm rằng, con cái có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ già.‏

‏Thế nhưng có con là lựa chọn của chính bản thân mỗi người, do họ tự nguyện quyết định. Họ cần phải làm tròn trách nhiệm với việc nuôi nấng, dưỡng thành.‏

‏Để rồi khi con cái lớn lên, chúng cũng có cuộc sống và lựa chọn của riêng mình. Con cái đã trở thành những người trưởng thành, không còn là trách nhiệm hay sở hữu của bất cứ ai.‏

‏Cha mẹ yêu thương con nên thể hiện trong hành động quan tâm và chăm sóc, nên ủng hộ cho mỗi quyết định của con, chứ không nhất thiết phải biến chúng thành "gông xiềng trói buộc". ‏

‏Điều này chỉ vô tình khiến các con cảm thấy bị ép buộc, nảy sinh tâm lý bất mãn.

3. "Giận cá chém thớt"

Sự cay đắng của cuộc đời thường khiến một người mất đi lý trí và không thể phân biệt đúng sai. Tuy nhiên, nếu kiên trì thì mọi hoàn cảnh có thể thay đổi.

Nếu cha mẹ mắc sai lầm, kịp thời xin lỗi con, uốn nắn đúng đắn thì con cái cũng sẽ trưởng thành theo hướng tích cực. Nếu cha mẹ luôn lẫn lộn giữa đúng và sai, thường "giận cá chém thớt" và để con gánh chịu hình phạt do lỗi lầm của mình gây ra, thì con có thể gieo mầm hận thù vào lòng với cha mẹ. Thật là một điều đáng buồn, phải không?

Ví dụ khác, một số bậc cha mẹ có một sự kính sợ và say mê sâu sắc đối với cách dạy con theo kiểu "uy quyền". Họ cho rằng người lớn khiển trách trẻ em, bất kể đúng sai, trẻ em tuyệt đối không được phản kháng, chứ đừng nói là được có ý kiến riêng của mình.

Nếu cãi lại, cha mẹ sẽ mặc định con đang hỗn với người lớn và từ đó trừng phạt chúng, bất kể lý do là gì. Lớn lên trong một môi trường như vậy sẽ khiến trẻ bị tổn thương và cảm thấy mình không được cha mẹ yêu thương, vỗ về.

4. Hay cằn nhằn

Có câu nói rằng: "Con cái thành công là nhờ tấm lòng của người mẹ. Con cái thất bại là bởi cái miệng của người mẹ".

Những lời cằn nhằn, nhiếc móc của cha mẹ dễ khiến con trẻ nảy sinh cảm xúc tiêu cực. Từ trong lòng đứa trẻ cho rằng cha mẹ không đáng được tôn trọng, lâu ngày sẽ sinh ra hành vi chống đối lại cha mẹ.

Con trẻ phần lớn đều có cách nghĩ của riêng mình, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, khi mà thân thể và tâm lý của trẻ đều đang ở trong một giai đoạn đặc thù.

Thay đổi đặc trưng về mặt tâm lý của trẻ trong thời gian này biểu hiện ở việc tăng mạnh ý thức tự chủ, lòng tự tôn trở nên mạnh mẽ, mong muốn được tìm tòi khám phá, giao lưu học hỏi.

Bởi thế nếu phải nghe những lời cằn nhằn, nhiếc móc thì lòng tự tôn ấy có thể sẽ bị đụng chạm, gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực.

5. "Cha mẹ làm tất cả vì tốt cho con"‏

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rằng tôi làm điều này vì lợi ích của con cái, nhưng bọn trẻ không hiểu. Họ chỉ biết oán trách về những khó khăn, vất vả mà bản thân đã phải chịu. ‏

‏Không ít người trong số đó lại trực tiếp can thiệp và kiểm soát con cái dưới ngọn cờ "vì lợi ích của chính con". Thực tế, thói quen này chỉ nhằm thỏa mãn những mong muốn bên trong của chính họ.

Kiểu yêu thương này dễ khiến trẻ cảm thấy phiền chán, dễ rơi vào tâm lý nổi loạn.‏

‏Vì vậy, là cha mẹ, bạn phải chấn chỉnh tâm lý của mình, đừng áp đặt ý muốn của mình lên con cái mà hãy suy nghĩ từ góc độ của con cái, học cách lắng nghe và thấu hiểu con.

6. Luôn áp đặt suy nghĩ của mình lên con

Nhiều bậc cha mẹ luôn coi con mình là một đứa trẻ bé bỏng. Họ không thừa nhận sự độc lập, tự chủ của chúng. Họ luôn nói rằng bản thân rất yêu con và luôn cố gắng làm mọi việc để con có tương lai tươi sáng, có sự nghiệp ổn định. Tuy nhiên lại phớt lờ ý kiến của con và ép buộc chúng phải tuân theo ý mình.

Nếu con phản kháng cha mẹ sẽ chỉ trích gay gắt hoặc coi đó là đứa trẻ không ngoan, tóm lại họ không chịu lắng nghe tâm sự của con và bắt con phải tuân theo lời của mình tuyệt đối.

Những gia đình như vậy không hề hiếm. Sau cùng, sự tự do của trẻ em sẽ bị hạn chế, chúng sẽ có một cuộc sống rất thiếu thốn về mặt tình cảm, mất đi sự nhiệt huyết, cháy bỏng với cuộc đời. Từ đó gia đỉnh sẽ nổ ra tranh chấp, mâu thuẫn không đáng có.

7 hành vi khi nói chuyện của cha mẹ khiến con cái lớn lên không hiếu thảo - 2

Khi những đứa trẻ không cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc trong gia đình, chúng sẽ đối xử tiêu cực với cuộc sống và những người xung quanh. Ảnh minh họa

7. "Lớn lên con nhất định phải báo hiếu bố mẹ"

‏Nhiều người thường vô tình biến điều này thành câu cửa miệng khi nói chuyện với con cái. Họ không hề mang ý xấu, mà chỉ đơn thuần gửi gắm hi vọng con sẽ trưởng thành nên người.‏

‏Tuy nhiên, hiếu thảo không chỉ là một từ đơn giản, mà cần phải thực hiện bằng hành động. Thay vì dùng lời nói để tạo áp lực, khiến con nảy sinh sự phản cảm, cha mẹ có thể chú ý xây dựng thói quen cho con từ khi còn nhỏ. ‏

‏Cha mẹ có thể cùng con cái hiếu kính người lớn tuổi, để trẻ từ từ cảm nhận tình cảm gia đình. Đây mới là một cách giáo dục tinh tế. ‏

‏Đồng thời, hãy dạy cho con về lòng biết ơn. Khi con nhìn thấy tình yêu của cha mẹ, trẻ sẽ ghi nhớ điều đó bằng cả trái tim mình. Sau này, khi đã trưởng thành, con cái vẫn sẽ hiếu thuận mà không cần bất cứ ai nhắc nhở.

Có một lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ trên toàn thế giới rằng tình yêu của bạn dành cho con cái là vô bờ bến không có gì có thể sánh bằng, vậy nên đừng tước đoạt quyền được yêu thương đó của con.

Tuy nhiên, phụ huynh cũng phải quan tâm đến cảm xúc của con. Bạn không thể sử dụng quyền hạn của mình với tư cách là cha mẹ để yêu cầu chúng phải tuyệt đối vâng lời bạn. Hãy coi con như những người bạn của mình, bình tĩnh giao tiếp và lắng nghe ý kiến của chúng.

Hãy tin rằng khi bạn làm điều này, các con cũng có thể cảm nhận tình yêu thực sự mà cha mẹ dành cho chúng, và từ đó sợi dây gắn kết gia đình sẽ được hàn gắn trở lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Theo một số chuyên gia tâm lý, cách nói chuyện với con trẻ tưởng dễ nhưng lại rất khó để trẻ hiểu và làm theo lời dạy bảo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN