7 câu nói của cha mẹ như 'thần dược' thổi bùng sự tự tin của con, mở ra tương lai thành công

Sự kiện: Dạy con

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard và MIT, lời nói của cha mẹ có thể mang sức mạnh cho một đứa trẻ, nhưng cũng có thể gây tổn thương sâu sắc đến chúng.

"Nếu con lại khóc, mẹ sẽ không cho con bất cứ thứ gì". Đó là câu cô Lâm thường hét lên với con trai mình mỗi khi con khóc. Đứa trẻ vô cùng lo lắng, sợ rằng người mẹ thật sự không thương mình nên càng khóc to hơn.

Một lần khác, con trai chưa kịp làm xong bài tập đã ngủ gục trên bàn. Thấy vậy, người mẹ liền xách tai đứa nhỏ lôi ra cửa rồi mắng mỏ thậm tệ. Đứa trẻ bị nhốt ngoài cửa ba bốn tiếng, đi chân đất, vừa khóc vừa đập cửa. Hàng xóm đến khuyên nhủ nhưng người mẹ vẫn không chịu cho con vào nhà, còn lớn giọng với mọi người: "Tôi là mẹ nên tôi có quyền dạy con".

Đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ mắng mỏ sẽ cảm thấy luôn tự ti. Ảnh minh họa

Đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ mắng mỏ sẽ cảm thấy luôn tự ti. Ảnh minh họa

Thường xuyên bị mắng mỏ trước mặt đông người như vậy, đứa trẻ lúc nào cũng tự ti và luôn cúi gằm mặt khi nhìn thấy hàng xóm xung quanh.

Có thể thấy, cha mẹ dùng phương pháp giáo dục con cái sai lầm có thể sẽ khiến sự tự tin và lòng tự tôn của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều, dẫn đến trẻ không hạnh phúc và thay đổi tính cách.

Trái ngược với trường hợp trên, một bà mẹ đơn thân, làm công việc giao đồ ăn nhanh, lại có cách cho con sự tự tin vô cùng đặc biệt. Đó là trao cho con cơ hội nhìn ngắm thế giới.

Khi mẹ quá bận không có thời gian chăm sóc, đứa trẻ sẽ cùng mẹ đi giao đồ ăn. Đứa con luôn niềm nở chào hỏi mọi khách hàng và không bao giờ cảm thấy thân phận của mình kém cỏi, càng không cho rằng người khác sẽ coi thường mình.

Một lần, trong một lần đi giao hàng muộn bị khách mắng, người mẹ nhỏ giọng hỏi đứa bé: "Con có cảm thấy xấu hổ khi phải đi giao đồ ăn với mẹ không?"

Đứa trẻ lắc đầu nguầy nguậy và an ủi mẹ: "Chúng ta dựa vào tay mình kiếm tiền, có gì đáng xấu hổ ạ." Người mẹ vừa vui mừng khôn xiết khi nghe con trai nói, vừa thấy sống mũi cay vì xót xa.

Sở dĩ đứa trẻ có thể nuôi dưỡng sự tự tin và có trái tim mạnh mẽ là do người mẹ đã đối xử rất tốt, đồng thời luôn sử dụng phương pháp giao tiếp, nói "không" với bạo lực trong nuôi dạy. Ngôn từ của cha mẹ chính là nguồn động lực cho trẻ. Những đứa trẻ tự tin cần phải luôn được khuyến khích.

1. "Dù có chuyện gì xảy ra, bố mẹ vẫn luôn ở bên con"

Đây là biểu hiện của tình yêu vô điều kiện mà cha mẹ dành cho con cái. Thứ tình yêu không đe dọa, không đánh đổi. Dù điểm thi của con có tốt hay không, bố mẹ vẫn sẽ yêu con. Dù con có năng khiếu học tập, năng khiếu thể thao,... hay không, bố mẹ vẫn luôn yêu con. Bố mẹ cũng sẽ luôn ở bên cạnh, đồng hành cùng con trên mọi chặng đường khôn lớn, trưởng thành.

Câu nói của cha mẹ sẽ tiếp thêm cho con sức mạnh, cho con hiểu rằng, con sẽ không bao giờ đơn độc trên cuộc đời này.

Bố mẹ cũng sẽ luôn ở bên cạnh, đồng hành cùng con trên mọi chặng đường khôn lớn, trưởng thành. Ảnh minh họa

Bố mẹ cũng sẽ luôn ở bên cạnh, đồng hành cùng con trên mọi chặng đường khôn lớn, trưởng thành. Ảnh minh họa

2. "Con nghĩ như thế nào về điều này, về cái này...?"

Khi hỏi con câu đó là phụ huynh đang cho trẻ quyền được thể hiện suy nghĩ, tâm tư và quan điểm của chúng. Trẻ em tuy còn nhỏ tuổi nhưng chúng cũng có những suy nghĩ, quan điểm của riêng mình. Phụ huynh lắng nghe trẻ cũng giúp con cảm thấy mình được tôn trọng hơn. Từ đó con cũng học được cách tôn trọng người khác.

Việc cha mẹ vội vàng phủ nhận suy nghĩ của trẻ sẽ khiến con khép mình, tự ti và không dám thể hiện năng lực giữa đám đông.

3. "Bố mẹ chỉ gợi ý, quyết định là ở con. Con phải tin vào chính bản thân mình"

Con cái khi trưởng thành sẽ cần độc lập với cha mẹ. Lúc này con cần phải biết đưa ra lựa chọn, tự quyết định cho tương lai của mình, không thể ỷ lại, dựa dẫm vào cha mẹ. Để làm được điều này thì trước hết, cha mẹ phải trao quyền tự lập cho con.

Cha mẹ phải biết rằng lời nói của chúng ta không phải là chiếu chỉ của nhà vua. Tuy chúng ta hơn con cái về mặt kinh nghiệm sống nhưng cũng không nên kiểm soát, tự cho mình quyền quyết định thay con mọi việc. Trẻ em cần được trao quyền lựa chọn, được tôn trọng, được có tự do để trưởng thành hạnh phúc.

Những đứa trẻ được tôn trọng đầy đủ sẽ ít nổi loạn hơn, suy nghĩ bình tĩnh hơn và trở nên mạnh mẽ, dũng cảm và quyết đoán.

Trẻ em cần được trao quyền lựa chọn, được tôn trọng, được có tự do để trưởng thành hạnh phúc. Ảnh minh họa

Trẻ em cần được trao quyền lựa chọn, được tôn trọng, được có tự do để trưởng thành hạnh phúc. Ảnh minh họa

4. "Con có quyết định thế nào?"

Khi cha mẹ nhận ra rằng: Nếu trao quyền cho trẻ lựa chọn, trẻ sẽ làm tốt hơn việc bị ra lệnh, sai bảo. Đứa trẻ biết lựa chọn thì không bao giờ đòi hỏi vô lý nữa. Mặt khác chúng sẽ sớm trưởng thành hơn và tự tin lên rất nhiều.

5. "Bố mẹ tin con, con mãi là đứa trẻ tuyệt vời nhất trong lòng bố mẹ"

Trẻ làm không tốt trong kỳ thi, thành tích chỉ ở mức trung bình. Hàng ngày, trẻ phải chịu áp lực từ thầy cô, bạn bè xung quanh, khiến mất tự tin, dễ trở nên nhụt chí. Lúc này, một câu động viên, khích lệ tinh thần của cha mẹ là vô cùng quan trọng.

Lời nói ấm áp của cha mẹ sẽ tạo dựng cho trẻ niềm tin, khiến trẻ có thêm động lực để cố gắng học tập hơn mỗi ngày.

Lời nói ấm áp của cha mẹ sẽ tạo dựng cho trẻ niềm tin, khiến trẻ có thêm động lực. Ảnh minh họa

Lời nói ấm áp của cha mẹ sẽ tạo dựng cho trẻ niềm tin, khiến trẻ có thêm động lực. Ảnh minh họa

6. "Bố mẹ cảm thấy vui và tự hào khi con đã nỗ lực làm nó"

Khi trẻ nỗ lực làm điều gì hay có cố gắng thực hiện 1 thử thách nào đó, dù kết quả ra sao bạn cũng nên cho trẻ biết bạn ghi nhận sự "nỗ lực của trẻ". Thực ra, nỗ lực mới chính là linh hồn của công việc.

Dù làm điều gì, không có sức mạnh thôi thúc từ bên trong sẽ rất uể oải, hiệu quả công việc kém. Khi không có nỗ lực kết quả dù có chiến thắng hay thất bại cũng không còn ý nghĩa.

7. "Mẹ cần con giúp, con rất đắc lực đấy"

Tinh thần trách nhiệm là rất quan trọng. Nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm của trẻ là để trẻ biết rằng mình quan trọng.

Tại sao các bà mẹ nội trợ lại dễ mắc các vấn đề tâm lý khác nhau, trong khi các bà mẹ đi làm lại không dễ gặp các vấn đề tâm lý? Lý do chính là các bà mẹ đi làm cảm thấy cần thiết và có cảm giác đạt được những thành công nhất định ở nơi làm việc.

Vì vậy, chúng ta cần nuôi dưỡng ý thức này ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ, hãy để chúng làm việc nhà, sau đó khuyến khích con và nói với chúng rằng: Con rất quan trọng, rất đắc lực. Con đã giúp đỡ mẹ rất nhiều!

Nguồn: [Link nguồn]

Điều quan trọng không phải cố tìm ra ý nghĩa của việc học để giải thích cho con nghe mà cha mẹ cần tìm phương pháp khiến con thích hợp hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN