7 câu nói bố mẹ sẽ làm tổn thương con cái nhưng ít khi nhận ra
Những câu nói này không chỉ gây tổn thương tâm lý con cái mà còn để lại nhiều hậu quả tiêu cực khác.
Lời nói có thể tác động tích cực và tiêu cực đến một người, bất kể đó là người lớn hay trẻ nhỏ. Khi trở thành cha mẹ, việc giáo dục con cái thông qua những câu nói lại càng quan trọng. Đôi khi, có những câu nói tưởng chừng rất bình thường, thậm chí là ý tốt của bố mẹ nhưng để lại những tổn thương không ngờ đối với con cái.
Sau đây là những câu nói rất phổ biến ở bố mẹ nhưng mang tới nhiều tác động tiêu cực đối với con cái, có thể khiến trẻ trở nên tự ti, chán nản và ghét bố mẹ hơn.
1. “Bố/mẹ không tin con”
Bố mẹ thường quan tâm con cái mình đang chơi với ai, học hành như thế nào. Họ dường như muốn quản lý hết tất cả những gì xung quanh con mình, có thể đây là cách họ muốn bảo vệ con cái khỏi những rủi ro có thể phát sinh ngoài ý muốn.
Nếu đây là cách bạn quan tâm tới con cái, trước tiên hãy chú ý tới những lời nói của mình, cần tôn trọng và hiểu được những việc trẻ làm.
Khi xảy ra một vấn đề nào đó, nếu bố mẹ nói “con đang nói dối mẹ”, hoặc “mẹ không tin những gì con nói”, nó ngay lập tức gây tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ của 2 mẹ con. Kết quả là, trẻ không còn tin tưởng vào mẹ mình nữa, làm gì cũng đều bí mật, khi xảy ra vấn đề chúng cũng không tìm tới mẹ xin lời khuyên nữa.
2. “Bố/mẹ sẽ bỏ đi và không bao giờ quay trở về cái nhà này nữa”
Việc hù dọa dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều không phải là cách giao tiếp thân thiện. Nó cũng không giải quyết được những mâu thuẫn trong hòa bình. Nếu con cái và bố mẹ đang tranh cãi một cách quyết liệt, bố mẹ nói ra những câu mang tính hù dọa như “con chắc chắn sẽ gánh lấy hậu quả nghiêm trọng” hoặc “bố mẹ sẽ bỏ đi và không bao giờ quay lại cái nhà này nữa” sẽ chỉ khiến mọi thứ rối tung và bế tắc. Lúc này, trẻ cảm thấy rất căng thẳng, bất an và không còn muốn tin tưởng ai nữa.
3. “Con sẽ chẳng bao giờ thay đổi được gì cả”
Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên tránh những từ như “luôn luôn” hoặc “không bao giờ”. Việc sử dụng những từ như thế này khiến trẻ cảm thấy thất vọng nặng nề.
Những lời buộc tội như “con luôn làm sai mọi thứ” hoặc “con sẽ chẳng bao giờ thay đổi” sẽ khiến trẻ cảm thấy rất tiêu cực, chúng không còn muốn cố gắng nữa.
4. “Mẹ đã bảo không là không”
Câu nói này khiến trẻ nhận ra rằng, bố mẹ không xem trọng cảm xúc của con cái, ép buộc trẻ phải nghe theo lời của mình mà không cho chúng biết sự việc gì đang xảy ra.
Ví dụ, khi con cái năn nỉ bạn chơi cùng với mình nhưng lúc đó bạn đang cần dọn dẹp nhà cửa. Nếu bạn nói “không”, trẻ sẽ tức giận và nghĩ bố mẹ không thương mình. Thế nhưng, nếu bạn giải thích mình đang bận, cần giặt giũ và rửa bát, trẻ sẽ hiểu và thông cảm ngay cả khi chúng tỏ ra khó chịu.
5. “Con có chắc mình làm được điều đó không”
Một số bố mẹ bảo vệ quá mức con cái thường thể hiện sự nghi ngờ và lúc nào cũng muốn làm thay con mình. Họ tin rằng, mình làm như vậy là đang bảo vệ con cái tránh khỏi nguy hiểm và thất vọng. Tuy nhiên, con cái lại nhìn nhận theo hướng tiêu cực rằng, bố mẹ không tin tưởng vào mình. Cuối cùng, điều này dẫn tới việc trẻ hay sợ hãi, bất an khi làm bất cứ việc gì.
6. “Con bị làm sao đấy”
Nếu một người lớn mà trẻ rất tin tưởng nói rằng, có điều gì đó không ổn xảy ra với chúng, nó sẽ khiến cho trẻ nhớ và tin vào điều đó. Khi gặp vấn đề xảy ra, trẻ sẽ tự hỏi bản thân mình đang làm cái gì ngốc nghếch vậy, chúng không còn tin tưởng bản thân mình, để rồi lúc nào cũng có cảm giác bất an bủa vây.
7. “Bố/mẹ ghét công việc của mình”
Đôi khi bạn có một ngày làm việc tồi tệ và mang cảm xúc tiêu cực này về nhà. Nếu bạn thường phàn nàn điều này với con cái và vợ/chồng mình về công việc hiện tại, theo thời gian đối phương cũng sẽ dần ghét theo.
Trẻ con hấp thu mọi thứ như một miếng bọt biển. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, thái độ của bố mẹ đối với cuộc sống ảnh hưởng tới thành công của con cái sau này.
Việc phàn nàn với con cái về công việc sẽ khiến chúng tin rằng, công việc khiến cho người lớn cảm thấy mệt mỏi. Cuối cùng, khi lớn lên, trẻ sẽ chẳng thể chọn được một ngành nghề nào để theo đuổi vì nỗi sợ thời thơ ấu bố mẹ vô tình giao vào đầu.
Không thể phủ nhận rằng, giáo dục gia đình cực kỳ quan trọng đối với con cái. Nếu không may đứa trẻ sinh ra trong một...
Nguồn: [Link nguồn]