7 bí quyết nuôi dạy con có tâm lý vững vàng, dễ dàng vượt qua sóng gió
Những bí quyết nuôi dạy con này giúp trẻ biết phấn đấu, vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
1. Hãy để trẻ nỗ lực
Mỗi đứa trẻ đều có khả năng hồi phục, là cha mẹ chúng ta cần hướng dẫn con hình thành khả năng này, giúp đỡ khi con gặp khó khăn và cho chúng nhiều cơ hội hơn để rèn luyện khả năng kiên cường.
Nếu cha mẹ thường xuyên giúp đỡ con mình, điều đó sẽ khiến trẻ không học được cách tự mình giải quyết vấn đề. Nói cách khác, trẻ sẽ kiên cường hơn nếu được dạy rằng, làm việc chăm chỉ là một phần quan trọng của cuộc sống, cần phải nỗ lực trong mọi việc.
2. Cho phép trẻ trải nghiệm việc bị từ chối
Điều quan trọng là trẻ phải học cách đối phó với sự từ chối bằng nhiều cách.
Nếu con bạn không tham gia đội bóng, bạn có thể sẽ muốn gọi cho huấn luyện viên hoặc nhà trường và tìm cách đưa con vào đội. Tuy nhiên, bị từ chối là thời điểm tốt nhất để dạy cho trẻ những bài học cuộc sống.
Bị từ chối không phải là dấu chấm hết, ngay cả khi trẻ thất bại, vẫn có những lựa chọn khác trong cuộc sống.
Ảnh minh họa.
3. Giảm tâm lý nạn nhân của trẻ
Khi trẻ gặp vấn đề, chúng thường đổ lỗi cho người khác. Nếu trẻ thi được điểm thấp, chúng cho rằng đó là do giáo viên dạy không hay hoặc vì lý do nào đó.
Vậy nên, điều quan trọng là cha mẹ cần nhấn mạnh với con rằng, cuộc sống vốn không công bằng, nhưng nếu đủ mạnh mẽ thì chúng có thể chịu đựng được những bất công này.
4. Khi gặp khó khăn, đừng chỉ bảo con “hãy vui lên”
Cha mẹ cần nhận biết và thông cảm với cảm xúc của con mình. Họ cần tìm ra điểm cân bằng. Một mặt, họ nên để con mình đối mặt với những khó khăn của chính mình, nhưng mặt khác, họ cũng phải thông cảm với những khó khăn của con.
Khi trẻ gặp khó khăn, điều quan trọng là phải nói chuyện về cảm giác của chúng. Nếu trẻ có thể học cách chia sẻ cảm xúc của mình, chúng sẽ học cách đối mặt với khó khăn.
5. Giúp trẻ diễn tả tâm trạng, cảm xúc
Nếu một đứa trẻ có thể tìm được từ ngữ để mô tả cảm xúc của mình, nó sẽ ít khóc và quấy khóc hơn. Nếu một đứa trẻ học cách nói “tức giận”, chúng ít có khả năng trút giận vào cha mẹ hơn để thể hiện sự không hài lòng.
Nói cách khác, những đứa trẻ không biết cách bày tỏ cảm xúc của mình sẽ có xu hướng trút bỏ cảm xúc của mình lên người khác, khiến người lớn không biết cách giải quyết như thế nào.
6. Thừa nhận sai lầm và sửa chữa
Cha mẹ cũng là con người, rất khó tránh khỏi những sai lầm trong quá trình dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, những sai lầm cha mẹ mắc phải khi nuôi dạy con cái là cơ hội tốt để họ dạy con cách ứng phó với sai lầm.
Điều quan trọng là cha mẹ phải thừa nhận lỗi lầm của mình trước mặt con cái và sau đó khắc phục vấn đề. Điều này giúp trẻ biết rằng, dù lỗi lầm có nghiêm trọng đến đâu, nếu chúng thành thật và cố gắng giải quyết vấn đề thì mọi chuyện sẽ tốt hơn.
7. Khuyến khích trẻ nâng cao lòng tự trọng
Nghiên cứu cho thấy rằng, khi con gái thành công, chúng ta có xu hướng nói: “Con học chăm chỉ con nên làm rất tốt”. Nhưng khi con trai thành công, chúng ta có xu hướng nói: “Con làm rất tốt vì con thông minh”. Đây là một vấn đề lớn.
Việc liên kết tài năng với thành tích có thể gây ra những vấn đề lâu dài cho trẻ.
Nếu cha mẹ quá chú trọng đến kết quả, trẻ có thể gian lận ở trường vì chúng cho rằng điều quan trọng nhất trên đời là đạt được điểm cao, còn việc đạt được điểm cao như thế nào không quan trọng.
Tuy nhiên, những giá trị quan trọng nhất mà cha mẹ dạy là trẻ là những người trung thực, tốt bụng và chăm chỉ. Vì vậy, cha mẹ phải đánh giá cao sự nỗ lực của con mình.
Cha mẹ thường đặt ra những hạn chế để giữ con cái trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, một số điều ngăn cấm có thể ảnh hưởng tiêu cực sự phát triển và tâm lý của trẻ.
Nguồn: [Link nguồn]