6 trường hợp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ văn bằng hoặc chứng chỉ

Sự kiện: Giáo dục

Từ năm 2020, các cơ sở giáo dục đại học tự chủ thiết kế mẫu, in phôi văn bằng giáo dục đại học. Cơ sở đào tạo giáo viên in phôi bằng tốt nghiệp trung cấp và cao đẳng theo mẫu do Bộ GD&ĐT.

Đó là một trong những nội dung mới trong thông tư 21 của Bộ GD&ĐT vừa ban hành quy định Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, THPT.

Theo đó, thông tư quy định, các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở đào tạo giáo viên tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo phân cấp, theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Nội dung ghi trên văn bằng giáo dục đại học và phụ lục văn bằng giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp THCS, THPT, TCSP, CĐSP và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân theo mẫu do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Ngôn ngữ ghi trên văn bằng, chứng chỉ là tiếng Việt. Nếu văn bằng, chứng chỉ có ghi thêm tiếng nước ngoài thì phải được ghi chính xác và phù hợp với nội dung tiếng Việt, kích cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

6 trường hợp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ văn bằng hoặc chứng chỉ - 1

Bộ GD&ĐT in phôi bằng tốt nghiệp THCS, THPT, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân theo số lượng do các cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đăng ký.

Cơ sở giáo dục ĐH và cơ sở đào tạo giáo viên được in phôi chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân theo mẫu do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định. Mẫu phôi chứng chỉ phải gửi báo cáo Bộ GD&ĐT, cơ quan quản lý trực tiếp, công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục đóng trụ sở chính.

Thông tư cũng ghi rõ, cơ sở giáo dục ĐH tự chủ thiết kế mẫu, in phôi văn bằng giáo dục đại học. Cơ sở đào tạo giáo viên in phôi bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng theo mẫu do Bộ GD&ĐT quy định và được bổ sung thêm biểu tượng, hoa văn in trên văn bằng.

Bằng tốt nghiệp THCS do trưởng phòng GD&ĐT cấp; Bằng tốt nghiệp THPT do giám đốc sở GD&ĐT cấp; Bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên đó cấp; Văn bằng giáo dục ĐH do giám đốc, hiệu trưởng, viện trưởng...cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT bổ sung thêm trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ so với trước đây. Cụ thể, có 6 trường hợp văn bằng, chứng chỉ sẽ bị thu hồi, hủy bỏ.

Gồm: Do hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ; Cấp cho người không đủ điều kiện; Do người không có thẩm quyền cấp; Bị tẩy xóa, sửa chữa; Để cho người khác sử dụng; Do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.

Thông từ này sẽ có hiệu lực từ ngày 15-1-2020.

Bộ GD-ĐT chính thức bãi bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ

Quy định bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên này có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Anh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN