6 phương pháp nuôi dạy sai cách của cha mẹ khiến những đứa trẻ lớn lên dễ chán nản, tiêu cực

Sự kiện: Giáo dục
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nuôi dạy con cái sai cách sẽ để lại những tổn thương tâm lý và hình thành tính cách tiêu cực cho một đứa trẻ.

Một cô gái 25 tuổi ở Trung Quốc thú nhận: "Tôi không tìm được việc làm, mất ngủ mấy ngày liền, cảm giác như sắp ngã quỵ. Tôi cảm thấy chán nản và bất lực".

Cô gái này sống nội tâm, không tìm được việc làm vì cha mẹ hay nói những từ này khi còn nhỏ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cha cô là một giám đốc điều hành, rất bận rộn, có thể nói ông hầu như vắng mặt trong quá trình trưởng thành của con gái mình. Mải mê kiếm tiền và theo đuổi danh vọng, cha cô quan niệm rằng "tôi đi làm vất vả, phải nỗ lực để con cái đầy đủ và đó cũng là tình yêu tôi dành cho con".

Ông yêu con theo cách của mình, cứ ngỡ làm được nhiều tiền mua cho con nhiều thứ đồ chơi đắt tiền, ở trong ngôi nhà tiện nghi đã là đủ vì thế trong quá trình trưởng thành, cô gái thiếu hụt sự dạy bảo đúng mức của người cha. Cô luôn tự ti, rụt rè và không thể chủ động quyết định những việc mà mình mong muốn.

Mẹ cô là giáo viên tiểu học, nghiêm khắc dạy dỗ cô ngay từ khi mới sinh ra. Mẹ cô đặt rất nhiều kỳ vọng lên con gái mình. Cô thường xuyên bị mắng chỉ vì học không tốt.

Cô nhớ lại, lúc mình học mẫu giáo, nếu đọc sai sẽ bị mẹ khiển trách nặng nề: "Sao con ngu thế! Con ngu hơn cả con lợn, làm sao mẹ đẻ ra được đứa con gái như con".

Cô rất thích được nghe kể chuyện, thích tự tưởng tượng theo tình tiết của câu chuyện nhưng không dám nói với mẹ mình. Bởi cô biết rằng, nếu mình kể ra sẽ bị mẹ nói là "lại bịa chuyện, con tưởng mình thông minh à, dành thời gian đó mà học hành cho tử tế vào".

Dần dần, cô càng nói ít đi, sự nghiêm khắc của người mẹ khiến cô ngày càng thu mình vào vỏ ốc. Cô cảm thấy mình thực sự ngốc nghếch như lời mẹ mắng. Cô học toán không giỏi, khi được mẹ kèm, mẹ cô đã chế giễu không biết bao nhiêu lần: "Cùng một phương pháp dạy như vậy mà lớp con bạn nào cũng được điểm cao ngoại trừ con. Con không thấy mình kém cỏi lắm sao".

Mẹ thường đưa cô đến gặp những học sinh xuất sắc, chỉ ra lỗi sai và yêu cầu cô học hỏi từ những bạn giỏi hơn mình. Cô cảm thấy mình không thể ngẩng đầu lên được. Cô cho biết, cả tuổi thơ của mình rất khó khăn và chán nản.

Dưới sự phân tích của chuyên gia tâm lý, sự lầm lì hướng nội của cô là do một phần lỗi của cha mẹ. Nếu được quan tâm đúng mức, cô gái chắc chắn sẽ không phải gặp cảnh ngộ như trên.

Xung quanh chúng ta, không khó để bắt gặp những người có tính cách tương tự cô gái trên. Họ dù được khẳng định, khuyến khích, công nhận nhưng vẫn luôn phủ nhận bản thân, nghĩ rằng "mình không đủ giỏi, chỗ này không được, chỗ kia cũng không được", thường lùi bước và bỏ cuộc trước những cơ hội và thách thức.

Họ luôn ngại bày tỏ những suy nghĩ và nhu cầu thực sự của bản thân, cho rằng cảm xúc của mình không quan trọng, họ ưu tiên và phục vụ cho nhu cầu của người khác.

Họ rất quan tâm đến đánh giá của người khác, bất kỳ nhận xét tiêu cực nào cũng sẽ khiến họ rơi vào tình trạng nghi ngờ bản thân.

Những biểu hiện này cho thấy họ coi bản thân có giá trị thấp. Trong khi đó, người có ý thức mạnh mẽ về bản thân, coi mình có giá trị, quan trọng và đáng được yêu thương thường rất tự tin, có lòng tự trọng cao.

Đối với trẻ em, sự hình thành và mức độ giá trị của bản thân chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình, đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến cách nuôi dạy của cha mẹ, thái độ, cách đánh giá của họ đối với trẻ.

Đối với trẻ em, sự hình thành và mức độ giá trị của bản thân chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình. Ảnh minh họa

Đối với trẻ em, sự hình thành và mức độ giá trị của bản thân chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình. Ảnh minh họa

Dưới đây là 6 kiểu cha mẹ dễ khiến con cái cảm thấy luôn tự ti, chán nản:

1. Cha mẹ luôn mang trong mình cảm xúc tiêu cực

Khi chính cha mẹ không cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, họ sẽ dễ truyền lại năng lượng tiêu cực đó cho mọi người, đặc biệt là con cái. Nếu như bạn có gương mặt rạng rỡ và trái tim rộng mở thì con trẻ, bạn đời, gia đình, bạn bè cũng đều cảm thấy hạnh phúc. Cảm xúc có thể truyền từ người này sang người khác. Những bậc phụ huynh buồn chán sẽ truyền cảm xúc u sầu đến con cái của mình.

Khi bản thân cảm thấy vui vẻ thì mới truyền được năng lượng tích cực đến con cái, và để làm được điều đó, bố mẹ nên sống cân đối, hợp lý, đừng quá đặt kỳ vọng hay gây áp lực cho con. Để con được sống trong tình yêu thương và sự tự do chính là điều tuyệt nhất mà một đứa trẻ mong muốn được nhận.

Những ông bố bà mẹ luôn mang trong mình cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, hành động và trong mọi việc họ làm. Họ luôn cảm thấy lọ ngại, sợ hãi, thứ cảm xúc ấy sẽ làm mất đi sự vui vẻ, hạnh phúc cho chính bản thân và mọi người xung quanh.

2. Cha mẹ sống quá tiết kiệm

Cần cù, tiết kiệm là đức tính tốt nhưng nhiều cha mẹ lại biến đức tính này thành kiểu "than nghèo kể khổ" khi giáo dục con cái.

Tiểu Y (Trung Quốc) sinh trong một gia đình lao động bình thường, gia cảnh không mấy giàu có. Trong ký ức của cô, hầu hết quần áo của mình đều đồ cũ do người thân cho hoặc mẹ đi xin.

Khi lớn lên, Tiểu Y luôn nghĩ gia đình mình nghèo, không có tiền, không thể so sánh với những gia đình giàu có. Cô luôn cho rằng, cha mẹ kiếm tiền cho mình ăn học không dễ, vì thế cần phải sống tiết kiệm.

Không một ai trong gia đình cô được tổ chức sinh nhật, cô cũng chưa từng đi du lịch. Mẹ cô cho rằng, những thứ này chỉ vô dụng, làm lãng phí tiền bạc.

Vì lớn lên trong một môi trường như vậy nên cô có lòng tự trọng thấp, không muốn tiếp xúc nhiều với bạn bè cùng lớp, luôn tự ti vì thấy mình kém cỏi.

Một giáo sư ở Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc từng nói: "Nếu bạn luôn nói với con cái rằng, nhà mình thiếu thốn, gia đình không giàu bằng người khác. Điều đó chẳng khác nào việc truyền đi cảm giác nghèo đói cho con cái, khiến trẻ cảm thấy thiếu thốn về mặt tâm lý".

So với nghèo về vật chất, nghèo về tinh thần còn kinh khủng hơn. Khi tự ti trở thành thói quen và chuẩn mực tâm lý, con cái suốt đời không thể sửa đổi được.

3. Cha mẹ không quan tâm đến con cái

Dành thời gian cho trẻ khác với việc ngồi cạnh con nhưng mắt hướng về tivi, tay bấm điện thoại hay làm việc. Có bao giờ bạn đồng ý chơi cùng con nhưng không chú tâm, thậm chí còn lơ là những điều trẻ nói. Trong khi con rất mong muốn được chơi cùng bố mẹ thì phụ huynh đôi lúc lại làm tổn thương tâm hồn trẻ.

Khi trẻ càng lớn, thời gian chúng dành cho gia đình sẽ càng ít. Bởi ngoài bố mẹ, con còn nhiều mối bận tâm như học hành, bạn bè, thầy cô và những thú vui khác. Khi ấy, sự lơ là của cha mẹ chính là cách nhanh nhất để đẩy con cái xa rời vòng tay của mình. Thế nên điều cha mẹ cần làm là luôn dành sự quan tâm, yêu thương đúng mực dành cho con.

Nếu không quan tâm đến con cái, cha mẹ dễ bỏ qua những chuyện mà con đã gặp phải. Đó có thể là thành tích học tập chưa tốt, bị bạn bè bắt nạt, gặp phải chuyện buồn trong lớp... mà không được giải quyết một cách kịp thời. Về lâu về dài, chúng cảm thấy việc tâm sự, chia sẻ với bố mẹ là không cần thiết. Và sau này, những đứa trẻ ấy dễ cảm thấy tự ti, dễ chán nản, ngại bộc lộ cảm xúc.

Việc cha mẹ dọa nạt trong thời gian dài có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, rụt rè, sợ mắc lỗi và ngại bày tỏ suy nghĩ thật của mình. Ảnh minh họa

Việc cha mẹ dọa nạt trong thời gian dài có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, rụt rè, sợ mắc lỗi và ngại bày tỏ suy nghĩ thật của mình. Ảnh minh họa

4. Cha mẹ hù dọa

"Nếu con không nghe lời mẹ, mẹ sẽ không cần con nữa!"

"Nếu con lại khóc, mẹ sẽ bỏ đi!"

"Nếu con làm điều này một lần nữa, mẹ sẽ đánh con!"

Có lẽ ít nhiều cha mẹ đã từng nói những câu này với con mình. Họ đơn giản nghĩ rằng, chỉ cần đứa trẻ cảm thấy sợ hãi, chúng sẽ ngoan ngoãn nghe lời.

Khi cha mẹ "khủng bố" con cái như vậy, họ cũng lấy đi cảm giác an toàn của trẻ.

Cha mẹ luôn muốn con cái mình ngoan ngoãn, nhưng những đứa trẻ quá nghe lời thường khó đạt được những bước đột phá lớn trong tương lai.

Việc cha mẹ dọa nạt trong thời gian dài có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, rụt rè, sợ mắc lỗi và ngại bày tỏ suy nghĩ thật của mình.

Nếu cha mẹ thực sự hy vọng con mình sẽ "hóa rồng thành phượng" sau này, tốt hơn nên học cách kiên nhẫn khi dạy con, cho phép trẻ mắc lỗi và khuyến khích chúng tìm tòi những điều mới mẻ.

5. Cha mẹ phủ nhận mọi nỗ lực của con

Không ai thích bị cha mẹ la mắng và đổ lỗi mọi lúc. Trẻ càng được khen thì càng tiến bộ, càng bị chê thì càng sa sút. Cha mẹ nên tìm hiểu thêm về những ưu điểm của con mình, hạn chế tập trung vào những khuyết điểm nhỏ.

Cha mẹ không nên lúc nào cũng chú trọng vào điểm số mà hãy tập trung vào quá trình hơn là kết quả. Bởi vì tiềm năng phát triển của trẻ còn rất lớn, nên một bước lùi tạm thời không có nghĩa là một bước lùi trong tương lai.

Để nuôi dưỡng lòng tự tin và sự tích cực từ con, cha mẹ nên khen ngợi, động viên, cho con cảm thấy thoải mái và hạnh phúc ngay trong chính gia đình mình trước. Từ đó, trẻ mới có thể phát triển, bộc lộ năng khiếu của mình trước những người xung quanh. Việc phủ nhận mọi nỗ lực của con cái sẽ khiến bé buồn lòng, không muốn tiếp tục cố gắng.

6. Cha mẹ hay đổ lỗi

Cách nuôi dạy con cái này đề cập tới việc 1 trong 2 người vợ hoặc chồng bỏ bê việc chăm sóc và giáo dục con cái. Điều này không chỉ làm xấu đi mối quan hệ hôn nhân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ cha mẹ - con cái.

Người cha nói: "Anh phụ trách việc kiếm tiền để nuôi gia đình, còn em lo chuyện nhà cửa chăm sóc bọn trẻ".

Người vợ đáp lại: "Anh nghĩ em không mệt khi chăm con cả ngày sao? Anh không thể giúp em chăm con một chút khi ở nhà à".

Dù vợ chồng có sự phân công lao động khác nhau nhưng cả 2 đều muốn tìm kiếm giá trị của bản thân và mong được đối phương công nhận.

Nhưng dưới cùng một mái nhà, khi xảy ra tranh chấp, không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng bị ảnh hưởng. Cả 2 vợ chồng đều cảm thấy mình đang cống hiến nhiều hơn cho gia đình nên xảy ra những bất đồng trong chuyện con cái.

Kỹ năng quan sát của trẻ rất mạnh, chúng rất nhạy cảm trước những thay đổi của bầu không khí ở nhà. Về lâu dài, đứa trẻ sẽ cảm thấy mình là rắc rối của gia đình và không được coi trọng. Điều này rất có hại cho đứa trẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực tế cho thấy, đa số những đứa trẻ bị bắt nạt đều có một điểm chung liên quan đến cách nuôi dạy của gia đình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN