6 kiểu yêu thương không phải lối của cha mẹ khiến con trở thành đứa trẻ lười nhác
Đôi khi, nguyên nhân khiến trẻ lười biếng nhiều khi đến từ chính phương pháp giáo dục của cha mẹ.
Anh Alex Zhou - chuyên gia tư vấn tâm lý cho biết, đã nhận được không ít lời than phiền, lo lắng từ khách hàng là phụ huynh như: "Con nhà chị rất lười. Bé suốt ngày chỉ nằm ở nhà, xem ti vi, chơi game, ngủ suốt ngày. Bố mẹ bảo làm gì cũng không làm" hay: "Con nhà chị lười học vô cùng. Lần nào cũng đứng chót bét lớp, không thèm học thêm, chẳng học bài làm bài về nhà!"....
Thế nhưng, nguyên nhân khiến trẻ lười biếng nhiều khi đến từ chính phương pháp giáo dục của cha mẹ. Khi thấy con không chủ động làm điều gì đó, cha mẹ - với tư cách là người thầy đầu tiên, lời nói và hành động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành và phát triển của con.
Dưới đây là 6 thói quen xấu của cha mẹ âm thầm khiến con ỷ lại, lười nhác hơn mỗi ngày.
1. Thường xuyên làm thay và giúp đỡ con
Trẻ mới bắt đầu làm quen với việc gì thường không hoàn thành ngay được và mất nhiều thời gian hơn. Nhiều cha mẹ lúc này muốn giúp con để làm nhanh và hoàn thành sớm.
Tuy nhiên, điều này ngăn cản con khám phá thế giới xung quanh, hạn chế phát triển kĩ năng sống và tạo thói quen lười biếng, ỉ lại vào người khác.
Thường xuyên làm thay và giúp đỡ con tạo thói quen lười biếng, ỉ lại vào người khác. Ảnh minh họa
2. Tìm mọi cách khiến con chăm chỉ
Nếu trẻ lười biếng hoặc mất động lực làm việc, nhiều phụ huynh bày tỏ thái độ thất vọng. Hoặc khi trẻ ghét học piano nhưng cha mẹ yêu cầu giỏi piano và tìm mọi cách khiến con chăm chỉ luyện tập. Nếu bạn đối xử với con như một vấn đề cần phải giải quyết, các em sẽ từ chối hợp tác và tiếp tục chây lười.
Vì vậy, hãy để con biết bạn thực lòng quan tâm những hành động bất thường của con. Đầu tiên, hãy kết nối từ những vấn đề trẻ quan tâm như sở thích cá nhân, cuốn sách yêu thích, môn học yêu thích. Sau đó, cùng trẻ thảo luận vấn đề không thích hoặc thường trì hoãn thực hiện.
Điều này giúp trẻ nhận ra cha mẹ luôn thực tâm quan tâm, tôn trọng ý kiến và sở thích của chúng. Từ đó, các em sẽ mở lòng hơn, chia sẻ những vấn đề cá nhân.
3. Luôn thoả thuận với con
Bất kể làm gì, bạn cần nhất quán mọi vấn đề nếu muốn con chăm chỉ, không ngừng học hỏi. Nếu muốn con làm một số việc nhà khi thức dậy vào buổi sáng hoặc khi đi học về, bạn cần yêu cầu trẻ làm hàng ngày. Nếu để con thỏa thuận, trì hoãn đến ngày hôm sau, điều đó sẽ dẫn đến sự lười biếng ở trẻ.
Nếu để con thỏa thuận, trì hoãn việc cần làm đến ngày hôm sau, điều đó sẽ dẫn đến sự lười biếng ở trẻ. Ảnh minh họa
4. Quyết định hộ con
Con không có nhu cầu tìm kiếm mục tiêu sống và phấn đấu vì nó. Bởi mọi thứ đã có bố mẹ quyết định rồi. Từ việc học trường nào, ăn món gì, cư xử với chị em phải ra sao, mặc đồ như thế nào, sau này con phải làm nghề gì mới thành công, có địa vị.
Nếu các bậc phụ huynh quá bao bọc con như vậy thì việc gì con cần phải nghĩ tới mục tiêu sống?! Chúng trông chờ, ỉ lại bố mẹ sẽ nghĩ sẵn cho mình. Ngày qua ngày, con dần trở thành con nhộng ở trong kén. Và việc của nhộng là ngủ!
5. Không hướng dẫn con xây dựng kế hoạch làm việc
Con chưa bao giờ được bố mẹ đặt cho những câu hỏi định hướng như: Lớn lên con thích trở thành ai? Và bố mẹ không hướng dẫn con nên làm gì trước, làm gì sau, các con đôi khi không biết nên phải bắt tay vào làm, con sẽ thấy ngại.
6. Cho con dùng thiết bị công nghệ thoải mái
Con ít vận động sẽ trở nên mệt mỏi và lười. Ảnh minh họa
Ngày nay, đa số các bạn tuổi teen đều được cha mẹ trang bị những thiết bị công nghệ tối tân, hiện đại nhất để phục vụ việc học.
Chính điều này đã khiến nhiều trẻ "nghiện" công nghệ số, làm cản trở đến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, gây rối loạn giấc ngủ, suy giảm sức khỏe…
Con ít vận động, ít được phơi nắng sớm, ít ăn rau củ và thiếu nước. Chính vì thiếu năng lượng nên con trở nên mệt mỏi và lười.
Dù không có nhiều thời gian vì bận bịu với công việc nhưng người cha vẫn có thể làm tốt vai trò của mình nếu áp dụng 5 điều sau đây.
Nguồn: [Link nguồn]