6 kiểu giáo dục sai lầm mà cha mẹ thường nghĩ là 'tốt cho con'

Sự kiện: Dạy con
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tương lai của một đứa trẻ ra sao phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của gia đình.

Trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ, không thể phủ nhận sự giáo dục từ phụ huynh tác động rất lớn đến việc hình thành tính cách của con. Tuy nhiên, dạy con thế nào mới đúng là bài toán "đau đầu" của nhiều gia đình.

GS Roy Baumeister (Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý) và cựu nhà báo John Tierney (tờ New York Times) đã có chung kết luận: Khi nuôi dạy con cái, cha mẹ tránh được những phương pháp giáo dục sai cách còn quan trọng hơn việc cố dạy đứa trẻ trở thành một thiên tài.

Cũng theo các vị chuyên gia tâm lý này, cho dù phụ huynh bỏ ra bao nhiêu tiền bạc và công sức cũng không quan trọng bằng việc tránh được 8 "cạm bẫy" giáo dục này.

1. Cho rằng "Thương cho roi cho vọt"

Thật vậy, đòn roi làm cho trẻ bị tổn thương về thể xác cũng như tinh thần, làm phá vỡ tình cảm gia đình và mối tương quan giữa cha mẹ, con cái. Hệ quả của nó làm cho trẻ trở nên lỳ lợm, vô cảm, thậm chí có khuynh hướng bạo lực về sau.

Một số trẻ còn lại thì tỏ ra chai lì với hình phạt, sống bất cần nên dễ bị bạn xấu rủ rê, lôi kéo. Mặc dù nhiều phụ huynh tâm sự, họ không muốn dùng hình phạt này song vẫn làm khi bị kích động giận dữ hoặc cảm thấy bất lực.

Trẻ bị đánh mắng nhiều về lâu dài sẽ dần bị mất đi sự tự tin, độc lập trong suy nghĩ cũng như khả năng sáng tạo. Sử dụng biện pháp trừng phạt dường như chỉ làm cho trẻ sợ, có thể lúc đó chúng thực hiện công việc cha mẹ giao nhưng trong tâm trí vẫn ngấm ngầm một thái độ chống đối.

Vì thế, thay vì la mắng đánh đập, cha mẹ nên bình tĩnh lắng nghe nỗi niềm, quan điểm nhìn nhận của trẻ. Nếu chúng làm sai thì cần chỉ bảo, giải thích cụ thể cho trẻ hiểu điều gì đang xảy ra, để từ đó trẻ ý thức được việc mình làm là sai trái và cố gắng sửa chữa.

Hoặc cũng có thể áp dụng một biện pháp trừng phạt nhẹ nhàng không gây tổn thương mà khiến trẻ nhớ lâu thì hiệu quả hơn một trận "mưa" roi.

Trẻ bị đánh mắng nhiều về lâu dài sẽ dần bị mất đi sự tự tin, độc lập trong suy nghĩ cũng như khả năng sáng tạo. Ảnh minh hoạ

Trẻ bị đánh mắng nhiều về lâu dài sẽ dần bị mất đi sự tự tin, độc lập trong suy nghĩ cũng như khả năng sáng tạo. Ảnh minh hoạ

2. Ép con kết bạn

Chúng ta có thể khuyến khích con kết bạn nhưng hãy lắng nghe chúng. Việc ép buộc con vào một tình bạn mà chúng không hứng thú, thậm chí không muốn sẽ khiến tình bạn đó thất bại. Hành động này dễ làm con bạn cảm thấy không được lắng nghe. Chúng nghĩ rằng bạn đã phá vỡ lòng tin của chúng.

Nếu lòng tin liên tục bị lung lay, con bạn khi lớn lên sẽ lo lắng, khó tin tưởng người khác. Chúng cũng có thể thấy bị cô lập, không thoải mái khi đứng cạnh người có địa vị xã hội.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

3. Nhiệm vụ của con là học

Một bộ phim tài liệu ở Trung Quốc từng chỉ ra cách giáo dục điển hình của tầng lớp nghèo. Người cha trong bộ phim luôn tin rằng chỉ có học hành mới giúp con cái thay đổi vận mệnh. Vậy nên ông bán hết tài sản, đi làm thêm để nuôi con ăn học. Mỗi tháng, ông chỉ lại một chút tiền sinh hoạt phí, còn lại đưa hết cho con.

Tuy nhiên, một đứa trẻ học chuyên ngành truyền thông lại không biết sử dụng máy tính và Internet. Nguyên nhân vì người cha cho rằng máy tính là "tai họa" sẽ làm con biến chất. Bên cạnh đó, dù cuộc sống khó khăn, ông cũng không cho con đi làm thêm, toàn bộ thời gian chỉ học và học.

Cứ như vậy, sau khi tốt nghiệp, người con không biết sử dụng máy tính, không biết cách giao tiếp với mọi người. Thậm chí ngay đến công việc lương tháng 300 NDT (khoảng 1 triệu đồng) anh ta cũng không tìm nổi. Anh ta từng học rất nhiều, nhưng giờ có lợi gì?

Muốn thay đổi cái nghèo, đọc sách thôi là chưa đủ. Đôi khi cho trẻ tiếp xúc với cái mới cũng không phải là điều xấu. Cha mẹ thông minh đừng giam cầm trẻ trong một cái lồng như vậy!

4. Dạy con không theo quy tắc

Một đứa trẻ không được dạy theo quy tắc giống như cây non không được uốn nắn và cắt tỉa, rất dễ mọc sai và phát triển lệch.

Theo GS Lý Mai Cẩn (Hiệp hội Tâm lý Trung Quốc), nếu phụ huynh không đặt ra những quy tắc đúng cho con trước 6 tuổi, trẻ sẽ dễ mất kiểm soát sau này.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng phụ huynh nên uốn nắn con cái bằng các quy tắc càng sớm càng tốt. Ví dụ bạn hãy dạy con những nguyên tắc an toàn như không được chạm vào ổ điện, không chơi dưới lòng đường, không mở cửa cho người lạ…

Ngoài ra, cha mẹ cũng dạy con một số kỹ năng trong giao tiếp như cách nói chuyện khôn khéo và lễ phép với người lớn tuổi, yêu cầu con không tùy tiện dùng đồ của người khác…

5. Giúp con tránh phạm mọi sai lầm

Việc cha mẹ muốn bảo vệ con khỏi phạm sai lầm hoặc mắc lỗi là điều bình thường nhưng đôi khi con trẻ cũng cần mắc lỗi để học hỏi và trưởng thành.

Tiến sĩ Jaclyn Gulotta, nhà tư vấn sức khỏe tâm thần - nhà tâm lý học, nói: "Sai lầm là cơ hội để đánh giá lại những gì bạn đã làm, những gì bạn có thể làm khác đi trong tương lai và chịu trách nhiệm. Đây là những kỹ năng quan trọng."

Việc bố mẹ liên tục "giải cứu" cho con sẽ khiến chúng không thể tự sửa chữa sai lầm và dần dần, chúng có thể không tin rằng bản thân sẽ tự giải quyết được vấn đề.

Khi trẻ gặp vấn đề và không có sự trợ giúp của cha mẹ, chúng khó có khả năng tự phục hồi cũng như tự xoa dịu bản thân. Con trẻ dễ trở thành những người thiếu tự tin và sợ thất bại.

Việc bố mẹ liên tục "giải cứu" cho con sẽ khiến chúng không thể tự sửa chữa sai lầm và dần dần, chúng có thể không tin rằng bản thân sẽ tự giải quyết được vấn đề. Ảnh minh hoạ

Việc bố mẹ liên tục "giải cứu" cho con sẽ khiến chúng không thể tự sửa chữa sai lầm và dần dần, chúng có thể không tin rằng bản thân sẽ tự giải quyết được vấn đề. Ảnh minh hoạ

6. Bao bọc con

Một bà mẹ dắt cậu con trai 3 tuổi xuống sân chung cư chơi. Cậu bé nhìn thấy ốc sên trong đất sau cơn mưa, đang định nhặt lên thì bị mẹ mắng: "Không được chạm vào! Thứ đó bẩn lắm". Sau đó, người mẹ liền kéo cậu con về thẳng nhà.

Hành động của người mẹ là không sai, nhưng sự quan tâm thái quá lại vô tình khiến con mất đi cơ hội khám phá thế giới.

Nghiên cứu tâm lý cho thấy: 3 tuổi là giai đoạn một đứa trẻ bắt đầu có tính tò mò, muốn khám phá thế giới xung quanh.

Những cơ hội được học hỏi và vui chơi bên ngoài sẽ giúp trẻ rèn luyện năng lực tự tin, trưởng thành và sự nhạy bén trước nguy hiểm. Những yếu tố này đều rất quan trọng trong quá trình trưởng thành sau này của con, do đó cha mẹ không nên cấm cản con tự mình phát triển bản thân.

Nguồn: [Link nguồn]

Trước 6 tuổi là giai đoạn “vàng” trong việc uốn nắn và định hình tính cách của con cái sau này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN