6 hoạt động ở trẻ có chỉ số thông minh cao mà cha mẹ thường cho rằng đó là những tật xấu nguy hại
Không phải tật xấu nào cũng là mối hiểm nguy mà đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ sở hữu chỉ số thông minh cao.
Khi nuôi con, cha mẹ thường muốn con mình ngoan ngoãn, hiểu chuyện, biết vâng lời. Một đứa trẻ như vậy không hẳn là điều tốt, bởi trên thực tế trẻ thông minh lại càng khó nuôi.
Trong suốt chiều dài lịch sử, chúng ta có thể thấy có nhiều nhà khoa học nổi tiếng hay những vĩ nhân đạt được những thành tựu to lớn đều có chung một đặc điểm là họ không phải đứa trẻ ngoan khi còn nhỏ.
Ví dụ: Isaac Newton từng được nhận xét là một "cậu bé hư", "học kém" khi còn nhỏ. Albert Einstein thích ở một mình như muốn tách biệt với thế giới. Stephen Hawking hay suy nghĩ lung tung.
Những người có đóng góp lớn cho nhân loại này khi còn nhỏ không phải là một đứa trẻ ngoan ngoãn, bình thường trong mắt mọi người. Thế nhưng, không ai có thể phủ nhận tài năng của họ sau này.
Điều này được giải thích là do những đứa trẻ có tố chất thông minh sẽ có những suy nghĩ riêng, tính cách khác biệt, chúng sẵn sàng tìm tòi, khám phá, suy nghĩ và thích thực hành hơn.
Vậy nên, nếu con bạn ngỗ nghịch thì cũng đừng buồn bã, hãy xem bé có những đặc điểm dưới đây hay không, nếu có thì xin chúc mừng bạn, bé có tiềm năng rất lớn trong tương lai.
1. Trẻ thông minh có thể lầm lì, ít bạn
Thông thường trẻ con rất thích có nhiều bạn bè. Chúng thường túm năm tụm ba chơi đùa với nhau. Tuy nhiên có 1 số đứa trẻ thông minh lại thích ở một mình. Nguyên nhân là bởi chúng còn "bận" suy nghĩ những thứ khác. Những thứ chúng cho rằng giá trị, thu hút chúng.
Những đứa trẻ như thế này thường dành thời gian để quan sát và suy nghĩ mọi việc thấu đáo hơn. Từ đó giúp chúng hiểu hơn về mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống.
Câu nói "người giỏi thường phải chịu cảnh cô độc" rất đúng khi áp dụng cho người có IQ cao. Nhóm người này thường EQ cũng sẽ rất cao. Tuy nhiên, họ thường hạ thấp EQ của mình vì lười và vì cảm thấy người khác không đáng để bản thân thể hiện cảm xúc.
Cha mẹ thấy con lầm lì, không hiếu động, nghịch ngợm như những đứa trẻ khác thì lo lắng. Tuy nhiên, rất có thể con bạn là thiên tài và chỉ đang bận suy nghĩ về 1 vấn đề nào đó mà chúng chưa tìm được đáp án thỏa đáng mà thôi.
Một số đứa trẻ thông minh lại thích ở một mình. Nguyên nhân là bởi chúng còn "bận" suy nghĩ những thứ khác. Những thứ chúng cho rằng giá trị, thu hút chúng. Ảnh minh hoạ
2. Trẻ thông minh nói rất nhiều
Không biết có cha mẹ nào từng gặp trường hợp này chưa:
Tranh thủ cuối tuần không phải đi làm, bạn ở nhà chuẩn bị nghỉ ngơi lấy sức thì con cứ bám dính lấy và nói liên miệng không ngừng. Con muốn chia sẻ với bạn về mọi thứ, từ bộ phim hoạt hình chúng xem hôm trước đến cuốn truyện tranh mới đọc. Chỉ cần bạn tỏ ra "thiếu tập trung", chúng sẽ lập tức ôm lấy mặt bạn, uốn éo, kéo cổ bạn, bắt bạn phải lắng nghe chúng.
Đứng trước tình huống này, bạn sẽ làm gì?
Có lẽ hầu hết các bậc cha mẹ sẽ tìm mọi cách để giữ cho con cái họ im lặng trong mười phút.
Nhưng trên thực tế, trẻ con thích nói chuyên, không những không phải là "khuyết điểm" mà còn là biểu hiện điển hình của chỉ số IQ cao. Những đứa trẻ như vậy thường có đủ khát khao thể hiện, và ở góc độ tâm lý, các khả năng toàn diện như đồng cảm, tư duy logic của chúng đều mạnh hơn những đứa trẻ khác.
Quan trọng hơn, nếu một gia đình có thể nuôi dạy một "đứa trẻ nói nhiều", điều đó đủ chứng tỏ phương pháp nuôi dạy con cái của gia đình đó đủ cởi mở và bao dung, trong lòng đứa trẻ tràn đầy sự an toàn, trẻ có điều kiện để phát huy hết tài năng của mình và theo đuổi ước mơ, cuộc sống mà chúng muốn.
Ngoài ra, nghiên cứu mang tên "The Thirty Million Word Gap" (Khoảng cách 30 triệu từ) trong tâm lý học cũng cho thấy "những đứa trẻ nói nhiều" có chỉ số IQ cao hơn và sẽ có nhiều triển vọng hơn trong tương lai.
Đây là một thí nghiệm được thực hiện bởi hai nhà nhân chủng học người Mỹ Betty Hart và Todd Resley, họ đã quan sát sự giao tiếp giữa con cái và cha mẹ trong 42 gia đình và tiến hành một nghiên cứu thống kê. Kết quả cuối cùng cho thấy những gia đình có giao tiếp chất lượng cao có thể giúp trẻ nắm vững khoảng 40 triệu từ vựng trước 3 tuổi, trong khi gia đình có giao tiếp chất lượng thấp chỉ có thể giúp trẻ nắm vững 10 triệu từ vựng.
Bên cạnh đó, bài kiểm tra IQ được tiến hành trên những trẻ có vốn từ vựng khác nhau này cũng cho thấy rằng điểm IQ trung bình của trẻ có vốn từ vựng lớn là 117, trong khi điểm IQ của trẻ có vốn từ ít chỉ là 79.
Vì vậy, trong gia đình có một đứa trẻ hay nói chuyện không chỉ là biểu hiện cho thấy trẻ có IQ cao mà còn là biểu hiện của phong cách làm cha mẹ thành công.
Những đứa trẻ năng động, ngoài việc chứng minh chúng khỏe mạnh, còn cho thấy tốc độ tư duy của chúng rất nhanh và có khả năng biến những gì mình nghĩ thành hành động. Ảnh minh hoạ
3. Trẻ thông minh thường nghịch ngợm
Từng có một trường hợp như thế này: Một bé trai bị lưu ban ở trường tiểu học đến tận 2 lần. Khi tìm hiểu, thành tích học tập của cậu hoàn toàn ổn, nguyên nhân chính là do điểm kỷ luật quá thấp, vì giáo viên thường trách phạt quan hệ với các bạn cùng lớp không tốt, cũng như tính cách có phần hơi nghịch ngợm của cậu bé đó.
Sau khi trao đổi với giáo viên, cha của cậu bé không những không nghiêm khắc trách phạt con, thay vào đó ông lại áp dụng phương pháp tích cực hơn.
Nhận thấy con có năng khiếu vẽ tranh, người cha đã bàn bạc với giáo viên để con được tham gia cuộc câu lạc bộ vẽ tranh của trường. Trong quá trình hoàn thiện những bức tranh, con kiềm chế được cảm xúc nhiều hơn và vui vẻ hơn. Kết quả là những bức tranh được bạn bè khen ngợi và giáo viên đánh giá rất cao. Con cũng thay đổi và trở nên ngoan ngoãn, nghe lời hơn, không còn nổi loạn như trước.
Những đứa trẻ tinh nghịch thường có khả năng thực hành rất mạnh mẽ, chúng không hài lòng với lối mòn tư duy cũ và thích khám phá những điều mới mẻ. Hầu hết những đứa trẻ như vậy có xu hướng ưa vận động và muốn đạt được mục tiêu của mình, chúng bộc lộ mong muốn thông qua hành động xé nát đồ vật hoặc quấy phá người khác.
Nếu con ở trong trường hợp như vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần phạt nhẹ, bởi những đứa trẻ như vậy có chỉ số IQ cao hơn, gặp thời cơ thích hợp có thể phát triển như "cá gặp nước".
4. Trẻ thông minh thích vẽ bậy lên tường
Nhà phân tâm học Ernest Hartmann đã làm một nghiên cứu theo dõi hơn 1.000 đứa trẻ có chỉ số IQ cao từ 11 tuổi trở lên. Kết quả theo dõi cho thấy trẻ em có chỉ số IQ cao thường có một điểm chung, đó là siêu sáng tạo.
Vì vậy, khi cha mẹ phát hiện con có sở thích vẽ lên tường, thì nên cố gắng hỗ trợ con giấy bút, tạo cho con một sân chơi đúng nghĩa để bồi dưỡng sở thích này cho con, vì đây có thể là một biểu hiện của óc sáng tạo.
Trẻ em bẩm sinh là thích chơi đùa, thích những điều kỳ thú, những sự vật hấp dẫn, bậc phụ huynh nên biết lợi dụng điểm này để giúp trẻ vừa chơi vừa học, đây là một phương pháp tốt để trẻ vừa có được một tuổi thơ trọn vẹn vừa có thể phát triển tối ưu.
Khi con vẽ, khả năng thẩm mỹ và khả năng vận hành, phối hợp thể chất của cơ thể cũng được phát triển. Ảnh minh hoạ
5. Trẻ thông minh hay hỏi những câu kỳ lạ
Nhiều đứa trẻ thông minh thích hỏi những câu hỏi kỳ lạ, có những câu vượt quá nhận thức của một người bình thường, khiến người lớn cũng không biết phải trả lời như thế nào.
Một số cha mẹ gặp phải đứa trẻ như vậy, họ cảm thấy mệt mỏi, cáu giận khi con cứ liên tục hỏi những điều ngớ ngẩn. Nhưng trên thực tế, đây là biểu hiện của một đứa trẻ thông minh, chúng có thể nhìn nhận vấn đề từ một khía cạnh khác và toàn diện.
Chỉ với kiểu tư duy này, trẻ em mới có thể sáng tạo, khám phá ra những điều mới lạ. Nếu có sự giáo dục đúng đắn của cha mẹ, trẻ sẽ ngày càng tiến bộ và hứng thú với khoa học hơn.
6. Trẻ thông minh hay tháo rời đồ chơi
Vừa mua cho con 1 món đồ chơi mới, chỉ 1 vài phút sau con đã tháo rời hết ra và hì hục ngồi lắp lại. Người lớn cảm thấy không hài lòng và cho rằng con chỉ phá là nhanh. Thậm chí có cha mẹ còn mắng mỏ, trách phạt và tự nhủ từ nay sẽ không mua đồ chơi cho con nữa.
Qua việc tháo rời mọi thứ rồi lắp lại, con sẽ hiểu được nguyên lý hoạt động của món đồ chơi. Điều này giúp bé thỏa mãn sự tò mò, khao khát tìm hiểu cái mới. Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên theo các nhà khoa học, đây cũng là biểu hiện của 1 đứa trẻ thông minh, yêu thích sự khám phá, tìm tòi. Qua việc tháo rời mọi thứ rồi lắp lại, con sẽ hiểu được nguyên lý hoạt động của món đồ chơi. Điều này giúp bé thỏa mãn sự tò mò, khao khát tìm hiểu cái mới. Đôi khi nhờ những hành động này, con có thể sáng tạo 1 thứ đồ chơi khác tương tự.
Edison là ông vua sáng chế nổi tiếng thế giới. Hồi nhỏ ông được mệnh danh là "tiểu quỷ" vì rất nghịch ngợm, luôn thích tự mình nghiên cứu và tháo lắp mọi thứ. Chính sự tò mò và khả năng thực tế siêu phàm đó đã tạo nên Edison sau này.
Việc cha mẹ can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con sẽ khiến trẻ mất đi khả năng tự kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình.
Nguồn: [Link nguồn]