6 hành vi tưởng bình thường nhưng lại là dấu hiệu của sự bất thường ở trẻ, cha mẹ biết sớm để uốn nắn con
Nếu trẻ lặp lại những điều này thường xuyên, thói quen xấu này sẽ trở nên trầm trọng hơn trong tương lai.
1. Trẻ 'ngồi lê đôi mách'
Cần phân biệt giữa những chuyện phiếm vô hại và lời tán gẫu có hại. Dù trẻ ít khi nói linh tinh, nhưng nếu chúng đã cất lời, câu chuyện rất dễ lan truyền.
Phó giáo sư nghiên cứu tâm lý giáo dục tại Đại học Washington ở Seattle, Karin S. Frey, giải thích: "Trẻ em ở độ tuổi này nói chuyện phiếm để thử nghiệm xem chúng có quyền lực và ảnh hưởng như thế nào đối với người khác. Chúng cũng tin điều này sẽ giúp mình nổi tiếng hơn".
Cha mẹ cần giải thích cho con tại sao không nên như vậy. Hãy cảnh báo trẻ, khi "ngồi lê đôi mách", rất có thể người khác cũng đang nói xấu sau lưng con. Nếu không muốn đứa trẻ trở thành người buôn chuyện, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ giáo viên của con.
Cần phân biệt giữa những chuyện phiếm vô hại và lời tán gẫu có hại. Ảnh minh họa
2. Bướng bỉnh, không lắng nghe
Thông thường, những đứa trẻ thiếu tôn trọng người khác sẽ không lắng nghe. Đôi khi, trẻ có thể thực sự bị phân tâm hoặc lơ đễnh khiến bạn phải nói lại nhiều lần. Nhưng điều đó cũng có thể do bé không muốn nghe vì nghĩ rằng việc này sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng.
Lúc này, bạn cần đưa ra cảnh báo cho con ngay lập tức như "Nếu con không dọn dẹp phòng, bàn học của mình ngay bây giờ, tối nay, con sẽ không được xem tivi hay chơi trò chơi". Bạn cần đảm bảo thực hiện cảnh báo đó nếu trẻ vẫn không tuân thủ.
3. Quá quan tâm đến ý kiến người khác
Những đứa trẻ thiếu tình thương rất mong muốn sự quan tâm của cha mẹ, vì vậy chúng thường dùng những lời nói và việc làm khác nhau để thu hút sự chú ý của họ.
Một trong những đặc điểm nổi bật là chúng rất phụ thuộc vào những lời khen ngợi của cha mẹ. Trong tiềm thức trẻ sẽ từ bỏ những ý kiến và nhu cầu của bản thân, cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu của cha mẹ và quen nhìn thái độ của phụ huynh khi làm mọi việc.
Trẻ học được cách "đọc mặt người khác" trong cư xử. Một khi nhận thấy khuôn mặt của cha mẹ không vui, trẻ sẽ ngừng hành vi của mình cho đến khi họ trở nên tốt hơn. Đó là một biểu hiện quan trọng của sự bất an.
Những đứa trẻ phụ thuộc vào những lời khen ngợi của cha mẹ sẽ từ bỏ những ý kiến và nhu cầu của bản thân. Ảnh minh họa
4. Con dọa bỏ đi
Đây là hành vi cho thấy trẻ bị căng thẳng quá mức. Chúng chạy trốn để tránh bị sỉ nhục hoặc xấu hổ vì hành động sai trái. Nguyên nhân là do trẻ thường lý tưởng hóa việc bỏ khỏi nhà và tưởng tượng một cuộc sống đường phố đầy màu hồng.
Trong trường hợp này, cha mẹ nên nói chuyện với con, xây dựng mối quan hệ tin cậy để trẻ thoải mái chia sẻ.
5. Nói dối
Tất cả trẻ em đều nói dối vào một thời điểm nào đó. Thông thường, những đứa trẻ còn rất nhỏ không phân biệt được giữa nói dối và trò chơi tưởng tượng. Nhưng khi trẻ lớn hơn, chúng có thể cố tình nói dối vì những lý do cụ thể (như tránh bị phạt).
Khi phát hiện con có thói quen xấu này, cha mẹ cần tìm hiểu điều gì ẩn sau hành vi đó. Bạn hãy bày tỏ mong muốn con dừng lại và cho bé thấy lý do nói dối sẽ gây hại cho các mối quan hệ của trẻ.
Tất cả trẻ em đều nói dối vào một thời điểm nào đó. Khi phát hiện con có thói quen xấu này, cha mẹ cần tìm hiểu điều gì ẩn sau hành vi đó. Ảnh minh họa
6. Con nói nhiều
Trẻ con thi thoảng cũng nói nhiều, nhưng nếu quá mức thì sẽ có vấn đề.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể do trẻ muốn tìm cách thu hút sự chú ý của cha mẹ. Chúng làm vậy khi thấy mình bị phớt lờ hoặc bị bỏ rơi.
Hãy quan tâm con hơn. Xây dựng kỷ luật để con tuân theo. Hãy nói với trẻ rằng con không được phép la hét hoặc cãi lại.
Giáo dục con trẻ từ những việc nhỏ nhất ngay từ khi còn bé là điều cha mẹ nên làm để trẻ phát triển toàn diện và tự lập hơn.
Nguồn: [Link nguồn]