6 hành vi nhỏ của con mang đến tác hại lớn, cha mẹ nên sửa ngay trước khi quá muộn
Nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống mà cha mẹ biết rõ trẻ đang sai nhưng lại tỏ thái độ phớt lờ với lý do "nó còn nhỏ, biết gì đâu". Tuy nhiên, không thể đợi trẻ lớn mới bắt đầu đưa ra phương pháp giáo dục.
Phương pháp chăm sóc và nuôi dạy của cha mẹ quyết định phần lớn tới tính cách, tâm lý của trẻ nhỏ trong tương lai. Có một số giai đoạn hay thời điểm, trẻ sẽ có những hành vi chưa chuẩn mực, điều này có thể do học theo bạn bè hoặc bắt chước ai đó. Đây là một phần trong hành trình trưởng thành của con đòi hỏi sự kiên nhẫn của ba mẹ.
Tuy nhiên, khi thấy con có những hành vi dưới đây, cha mẹ nên nhắc nhở ngay. Bởi nếu để nó trở thành thói quen sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tính cách của trẻ trong tương lai.
1. Coi thường những người kém đặc quyền
Bất cứ khi nào bạn thấy con mình coi thường hoặc không tôn trọng ai đó vì kém đặc quyền hơn chúng, hãy ngăn chặn hành động này ngay lập tức.
Điều quan trọng là trẻ phải biết tôn trọng và đối xử bình đẳng với mọi người, bất kể chúng đến từ đâu, có bao nhiêu tiền bạc, quyền lực, địa vị hay chúng thuộc một cộng đồng khác.
Bất cứ khi nào bạn thấy con mình coi thường hoặc không tôn trọng ai đó vì kém đặc quyền hơn chúng, hãy ngăn chặn hành động này ngay lập tức. Ảnh minh họa
2. Ngắt lời khi người khác đang nói
Nếu bạn nhắc con "Đừng ngắt lời mẹ!" trong khi sẵn sàng xen vào cuộc nói chuyện của người khác, trẻ sẽ không bao giờ ngoan ngoãn nghe theo lời mẹ.
Thay và đó, hãy dạy con khi nào mọi người nói xong thì mới được tiếp lời, hoặc không được nói xen vào khi có ai đó đang nói chuyện điện thoại.
Chẳng hạn, trước khi gọi cho bất kỳ ai, hãy nói với con: "Mẹ sẽ nói chuyện điện thoại ngay bây giờ và mẹ không muốn bị gián đoạn. Mẹ sẽ nói chuyện xong khi kim dài trên đồng hồ đạt đến con số...".
3. Nói chuyện với người lớn bằng giọng thiếu tôn trọng
Có những giai đoạn trẻ thích thể hiện cái tôi, tìm mọi cách để được mọi người để ý tới. Lúc còn nhỏ, khi thấy trẻ cãi người lớn, mọi người thường cảm thấy rất đáng yêu. Thế nhưng khi trẻ đã lớn và sẵn sàng cãi lại cha mẹ mọi lúc thì đó là hành vi cần sửa đổi.
Đứa trẻ hay cãi lại người lớn, dùng những lời nói thiếu tôn trọng hoặc có thái độ xấc xược cần phải uốn nắn ngay. Cha mẹ không nên dùng đòn roi, bạo lực hay quát mắng vì trẻ sẽ học theo điều đó. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng, bình tĩnh phân tích và dạy bảo con dần dần.
- Cha mẹ cần khéo léo khuyến khích và khen ngợi vì con đã làm theo hướng dẫn, tức giận cũng là điều bình thường thôi, còn thái độ nói chuyện không tôn trọng người lớn lại là vấn đề cần tránh.
- Nếu trẻ cãi lại và hàm ý một mối đe dọa nào đó, cha mẹ cần xem xét lại. Hãy để con bình tĩnh và sau đó giải quyết những gì con vừa nói với thái độ điềm đạm, giải thích cho con hiểu hành vi nào được chấp nhận và những hành động nào là không được phép xảy ra.
- Đặt ra giới hạn: Cha mẹ cần làm rõ giới hạn hành vi và cho trẻ thấy rõ phần thưởng cũng như hậu quả của hành vi ấy, nhưng với thái độ cứng rắn chứ không phải đe dọa trẻ. Ví dụ: Nếu con tiếp tục cãi ngang, không nghe lời thì con sẽ không được ăn kem hoặc đi xem bộ phim yêu thích nữa. Nhưng nếu con không la hét và biết lắng nghe thì con sẽ được ăn một món rất ngon và yêu thích tối nay.
- Cuối cùng, cha mẹ hãy tự kiểm tra lại hành vi của chính mình xem có cư xử thô lỗ với trẻ hay không, hoặc với người khác mà trẻ ở gần và vô tình nhìn, nghe thấy. Nếu có, hãy thay đổi cách cư xử để trẻ noi theo.
Đứa trẻ hay cãi lại người lớn, dùng những lời nói thiếu tôn trọng hoặc có thái độ xấc xược cần phải uốn nắn ngay. Ảnh minh họa
4. Con đòi mua bất cứ món đồ chơi nào
Khi đi mua sắm cùng bố mẹ, trẻ thường nghĩ rằng bố mẹ đang chọn những món đồ bất kì tại siêu thị mà không biết thực tế bạn đã lập danh sách những thứ cần mua. Vì vậy, hãy cùng với con lập danh sách những thứ cần mua (nếu con không thể đọc thì có thể vẽ hình để bé hiểu) và cho trẻ nhiệm vụ kiểm tra danh sách mua đồ này.
Bằng cách này, bạn sẽ dạy cho trẻ rằng chỉ mua những thứ cần thiết chứ không được phép mua "vô tội vạ". Và nhờ đó, trẻ cũng không dám đòi hỏi bố mẹ mua bất cứ món đồ chơi nào chúng thấy.
5. Nói dối
Nói dối là một hành vi xấu của mọi lứa tuổi, cần phải sửa và thay đổi ngay lập tức.
Nếu bạn không xử lý ngay và ngăn chặn việc con nói dối, nó có thể trở thành thói quen mãn tính và có thể phát sinh nhiều vấn đề khi chúng lớn lên. Nếu bạn không muốn điều đó xảy ra, hãy giải quyết hành vi đó ngay lập tức.
6. Trẻ không biết khi nào phải dừng lại
Trẻ con thường không biết đâu là những thông tin mình không nên nói thẳng với người khác. Bé chưa biết ngượng hoặc xấu hổ, chúng cũng không hiểu được tác hại về sau của những câu nói sai hoàn cảnh đó. Điều này, đôi khi cũng khiến cho bố mẹ gặp không ít rắc rối, đặc biệt khi con vô tình làm tổn thương một ai đó.
Lý do trẻ có thói quen xấu trên chính là vì bố mẹ không dạy trẻ khái niệm về "bí mật gia đình", bao gồm tất cả những điều con không nên nói với người khác để giữ phép lịch sự. Đồng thời, chính người lớn cũng phải là tấm gương sáng cho trẻ, tuyệt đối không nói xấu, bình luận không hay về người khác sẽ khiến trẻ bắt chước.
Nguồn: [Link nguồn]
Thực tế cho thấy, đa số những đứa trẻ bị bắt nạt đều có một điểm chung liên quan đến cách nuôi dạy của gia đình.