6 hành vi của trẻ từ thuở nhỏ gây tác hại cực lớn cho tương lai, cha mẹ cần uốn nắn ngay kẻo hối không kịp

Sự kiện: Dạy con

Việc bao che, bênh vực bất chấp mọi quy tắc, không uốn nắn hành vi của trẻ sẽ dẫn tới nhiều hậu quả xấu.

Các bậc cha mẹ có lẽ đã biết rằng hầu như tất cả trẻ em đều có những thời điểm cư xử không đúng đắn. Đó là một phần bình thường trong con đường lớn lên và trưởng thành của trẻ.

Chúng ta cũng không có gì ngạc nhiên khi trẻ nhỏ thường xuyên phạm lỗi và "thử thách" độ kiên nhẫn, sự dễ tính của cha mẹ.

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng điều bình thường với trẻ nhỏ tuổi chưa chắc đã là đúng với trẻ vị thành niên. Trẻ đôi khi giận dữ, tranh luận và la hét thì đó không phải là bất thường nhưng nếu những hành vi này xuất hiện hàng ngày thì cha mẹ cần quan tâm và có biện pháp uốn nắn, bảo ban trẻ.

1. Phóng đại sự thật

Ban đầu, hành vi này có vẻ chỉ là sự cường điệu. Ví dụ, trẻ nói với một người bạn rằng chúng có thể chạy 2km trong 4 phút hoặc chúng nói rằng mình đã ăn hết rau mà hầu như không đụng đến một quả đậu nào. Những lời nói dối này thường vô hại, nhưng không hoàn toàn là sự thật.

Vấn đề là khi trẻ đã quen với việc làm cho mình trông đẹp hơn, oách hơn một chút trong mắt người khác, việc nói dối sẽ trở thành tự động. Cuối cùng, hành vi này có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều, gây ra những vấn đề lớn ở nhà và ở trường.

Một đứa trẻ rất nhỏ có thể không hiểu hết sự khác biệt giữa lời nói dối có hại và lời nói dối vô hại. Ảnh minh họa

Một đứa trẻ rất nhỏ có thể không hiểu hết sự khác biệt giữa lời nói dối có hại và lời nói dối vô hại. Ảnh minh họa

Khi quyết định cách giải quyết hành vi nói dối ở trẻ, điều quan trọng là cha mẹ phải xem xét tuổi của chúng. Một đứa trẻ rất nhỏ có thể không hiểu hết sự khác biệt giữa lời nói dối có hại và lời nói dối vô hại.

Trong độ tuổi từ 2 đến 4, trẻ không có nhiều ý tưởng về nơi sự thật kết thúc và sự dối trá bắt đầu, chúng cũng không thực sự hiểu được sự khác biệt giữa mong muốn và thực tế.

Khi chúng nói với bạn rằng chúng đã chơi xích đu ở sân chơi suốt đêm, hãy nhớ rằng chúng có thể tin chúng đã thực sự làm như vậy! Đừng trừng phạt trẻ vì tội nói dối mà hãy nhẹ nhàng uốn nắn chúng. Nhắc nhở trẻ rằng chúng đã đến sân chơi vào cuối tuần trước, không phải tối qua khi chúng đang nằm trên giường.

Khi con bạn lớn hơn (khoảng 5 tuổi), hãy bắt đầu giải thích nói dối là gì và giúp chúng hiểu tại sao điều đó là xấu. Khen ngợi con vì sự trung thực và khuyến khích chúng nói sự thật, ngay cả khi điều đó có thể khiến chúng gặp rắc rối.

2. Nói chuyện thiếu tôn trọng, đáp "trả treo"

Cách nói "trả treo" của trẻ 3 tuổi thì có thể là buồn cười, đáng yêu, nhưng nếu con đã 7 tuổi và sẵn sàng cãi lại cha mẹ thì đó có thể là hành vi chưa đúng đắn.

Nếu trẻ cãi lại và hàm ý một mối đe dọa nào đó, cha mẹ cần xem xét lại. Ảnh minh họa

Nếu trẻ cãi lại và hàm ý một mối đe dọa nào đó, cha mẹ cần xem xét lại. Ảnh minh họa

- Cha mẹ cần khéo léo khuyến khích và khen ngợi vì con đã làm theo hướng dẫn, tức giận cũng là điều bình thường thôi, còn thái độ nói chuyện không tôn trọng người lớn lại là vấn đề cần tránh.

- Nếu trẻ cãi lại và hàm ý một mối đe dọa nào đó, cha mẹ cần xem xét lại. Hãy để con bình tĩnh và sau đó giải quyết những gì con vừa nói với thái độ điềm đạm, giải thích cho con hiểu hành vi nào được chấp nhận và những hành động nào là không được phép xảy ra.

- Đặt ra giới hạn: Cha mẹ cần làm rõ giới hạn hành vi và cho trẻ thấy rõ phần thưởng cũng như hậu quả của hành vi ấy, nhưng với thái độ cứng rắn chứ không phải đe dọa trẻ. Ví dụ: Nếu con tiếp tục cãi ngang, không nghe lời thì con sẽ không được ăn kem hoặc đi xem bộ phim yêu thích nữa. Nhưng nếu con không la hét và biết lắng nghe thì con sẽ được ăn một món rất ngon và yêu thích tối nay.

- Cuối cùng, cha mẹ hãy tự kiểm tra lại hành vi của chính mình xem có cư xử thô lỗ với trẻ hay không, hoặc với người khác mà trẻ ở gần và vô tình nhìn, nghe thấy. Nếu có, hãy thay đổi cách cư xử để trẻ noi theo.

3. Chửi thề

Hành động la hét mỗi khi trẻ tức giận cũng không quá khó hiểu, nhưng nếu cha mẹ thấy con bắt đầu biết nói tục, chửi thề trước khi đủ 10 tuổi thì cha mẹ cần cân nhắc và giúp trẻ điều chỉnh hành vi này.

- Đảm bảo người lớn không nói bậy, chửi thề trước mặt trẻ.

- Không có lí do gì để biện minh cho hành vi chửi thề, nếu vi phạm cha mẹ hãy chắc chắn đưa ra hình phạt.

- Nếu là trẻ nhỏ, hãy giải thích rằng đó là những từ ngữ xấu, nếu con nói chúng thì mọi người sẽ không thích con nữa.

- Nếu cha mẹ vô tình sử dụng từ ngữ như vậy trước mặt con, hãy xin lỗi con ngay lập tức. Cha mẹ cũng hãy đề nghị trẻ về việc nhắc nhở người lớn không dùng từ thô thiển, chửi thề vì đó là hành vi không tốt.

4. Phớt lờ cha mẹ

Thật khó chịu khi bạn biết con nghe thấy bạn nhưng lại giả vờ rằng chúng không nghe thấy gì. Thói quen này có thể trở thành một vấn đề vì con bắt đầu phớt lờ bạn bất cứ lúc nào.

Đó là cách trẻ muốn giành lại một chút quyền lực và nếu không được kiểm soát, có thể khiến trẻ ngày càng trở nên ngang ngược. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ phải giúp con học cách lắng nghe ngay lần đầu tiên được hướng dẫn.

Khi bạn đã sẵn sàng đưa ra phương hướng, hãy bước đến chỗ con. Đặt tay lên vai con và nói cho con biết con cần phải làm gì. Yêu cầu con nhìn bạn và trả lời quyết đoán.

Nếu con không làm những gì bạn yêu cầu, hãy áp dụng một hình phạt. Cuối cùng, con sẽ nhận ra rằng việc phớt lờ cha mẹ không hiệu quả.

5. Bắt nạt người yếu thế hơn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trẻ có xu hướng bắt nạt người khác để cảm thấy mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, hành động bắt nạt giúp trẻ giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng, khiến cho người khác phải tuân theo mình vô điều kiện. Cha mẹ cần hành động ngay để ngăn chặn hành vi xấu này của trẻ.

- Dạy con ngay từ nhỏ rằng bắt nạt là hành vi sai trái. Giải thích cho trẻ biết hành động bắt nạt là như thế nào, lấy ví dụ cụ thể.

- Lập quy tắc không có hành vi bắt nạt trong gia đình, nếu phát hiện bé lớn có dấu hiệu bắt nạt các bé nhỏ hơn thì cần điều chỉnh hành vi ngay lập tức.

6. Làm gián đoạn cuộc trò chuyện của người khác

Trong suy nghĩ của trẻ, điều chúng cần nói với cha mẹ là điều quan trọng nhất trên thế giới. Chúng không nhận ra rằng những người khác có thể có những nhu cầu quan trọng như nhu cầu của chúng.

Vì vậy, ngay cả khi bạn đã nói đi nói lại với con rằng con phải đợi cho đến khi cuộc trò chuyện tạm dừng và lịch sự nói "Con có thể...", thì không phải lúc nào con cũng nhớ điều đó.

Để hạn chế hành vi này, hãy tạo ra các tín hiệu mà con bạn sẽ nhận ra. Ví dụ, nếu bạn đặt tay lên vai con, điều đó có thể cho thấy rằng bạn nhận ra con cần bạn và bạn sẽ sớm ở bên con.

Giơ một hoặc hai ngón tay có nghĩa là bạn sẽ ở bên con sau một hoặc hai phút nữa. Biểu thị một tín hiệu để nhắc nhở con ngắt lời một cách lịch sự, chẳng hạn như gật đầu.

Khi con bạn nhận ra những tín hiệu này và đợi một khoảng thời gian thích hợp để cho phép bạn hoàn thành cuộc trò chuyện hoặc nhiệm vụ của mình, hãy khen ngợi con. Sự củng cố tích cực sẽ luôn phát huy tác dụng.

Nhà giáo dục người Nhật Yukichi Fukuzawa từng nói: "Gia đình là trường dạy thói quen; cha mẹ là thầy dạy thói quen". Mọi thói quen ở trẻ dù tốt hay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN