6 câu nói thường ngày của cha mẹ khiến con cảm thấy chán nản, dễ buông xuôi
Có một sự thật là trong quá trình giao tiếp với con cái, hầu hết các bậc cha mẹ trên thế giới này đều có những mẫu câu chung. Trong đó có không ít những câu nói trẻ không hề muốn nghe.
Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng người Mỹ - Margot Machol Bisnow đã chỉ ra những điểm mà cha mẹ nên tránh nói với con trẻ. Bởi theo bà, lời nói của cha mẹ sẽ đóng vai trò lớn trong việc khơi dậy tinh phấn đấu trong tương lai cho các con.
Và khi cha mẹ dành những lời nói tích cực tới con, trẻ sẽ tập có được những tư duy tích cực và biết chủ động trong cuộc sống. Ngược lại, khi lời nói của cha mẹ sẽ chỉ là những trách mắng sẽ gây ảnh hưởng đến sự tiêu cực khiến các con dễ bị tự ti, chán nản và buông xuôi.
Nếu cha mẹ luôn chê bai, phủ nhận thì con khó lòng đạt được thành công. Ảnh minh họa
1. "Trẻ con thì hiểu cái gì"
Câu nói này thường khiến trẻ cảm thấy bị coi thường và không được tôn trọng. Khi trẻ lớn lên, chúng bắt đầu phát triển khả năng tư duy cũng như phán đoán độc lập, và chúng mong muốn được cha mẹ ghi nhận, ủng hộ.
Nếu cha mẹ luôn dùng những lời lẽ như vậy để phủ định con cái, điều đó không chỉ làm mất đi sự tự tin của trẻ mà còn có thể khiến trẻ hình thành tâm lý nổi loạn, tạo khoảng cách với cha mẹ.
2. "Con chẳng làm được gì ra hồn"
Khi con làm gì sai, hoặc làm gì không vừa ý, nhiều cha mẹ dễ dàng thốt ra câu: "Sao con dốt thế", "con chẳng làm được gì ra hồn"... Câu nói này thực sự khiến con cái đau lòng. Bạn cần biết rằng, tiền đề sự tự tin của trẻ em đến từ sự công nhận, khẳng định của cha mẹ.
Nếu cha mẹ chưa bao giờ động viên mà còn thường xuyên châm chọc con cái, cho rằng con dốt nát, kém cỏi hơn con nhà người khác thì đây thực chất là sự phủ định hoàn toàn năng lực của một người.
Có một hiệu ứng tâm lý nổi tiếng trong tâm lý học được gọi là "Hiệu ứng Pygmalion". Nó cho chúng ta biết rằng sức mạnh của sự gợi ý và kỳ vọng là rất mạnh mẽ. Mọi đứa trẻ đều có khả năng thành công, và sự kỳ vọng chân thành, nỗ lực không ngừng của cha mẹ sẽ mang lại kết quả như mong đợi. Ngược lại, nếu cha mẹ luôn chê bai, phủ nhận thì con khó lòng đạt được thành công.
3. Cha mẹ sẽ thưởng khi con đạt được thành tích cao
Đặt ra các mục tiêu thưởng là phương pháp được khá nhiều bậc phụ huynh áp dụng để khuyến khích trẻ nỗi lực học tập hay hoàn thành các công việc được giao.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này nếu bị lạm dụng quá đà sẽ dễ dẫn đến việc trẻ hình thành thói quen suy nghĩ về phần thưởng nhiều hơn là trách nhiệm hoàn thành công việc. Điều này sẽ khiến trẻ có một tư duy lệch lạc và khó có bước tiến xa hơn trong tương lai.
Theo chuyên gia Margot Machol Bisnow, thay vì đặt ra các mục tiêu quà thưởng, cha mẹ nên giáo dục trẻ hiểu về những trách nhiệm của mình, việc hoàn thành tốt mọi thứ là nhiệm vụ của mình. Và khi cố gắng hết mình để đạt kết quả xứng đáng thì phần thưởng sẽ tự khắc đến với người chăm chỉ và nỗ lực.
4. "Nhìn con nhà người ta xem"
So sánh là bản chất của con người, nhưng trong việc giáo dục trẻ, so sánh quá mức có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và tự ti. Mỗi đứa trẻ đều có quỹ đạo phát triển và đặc điểm phát triển riêng, chúng không cần phải luôn so sánh mình với người khác.
Nếu cha mẹ luôn dùng những lời lẽ như vậy để kích thích con, có thể khiến trẻ cảm thấy rằng mình không bao giờ đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ, dẫn đến chán nản, nghi ngờ bản thân.
So sánh là bản chất của con người, nhưng trong việc giáo dục trẻ, so sánh quá mức có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và tự ti. Ảnh minh họa
5. Làm không tốt sẽ không được chơi
Có không ít phụ huynh thường lấy khoảng thời gian thư giãn và chơi đùa của trẻ làm khung hình phạt khi trẻ không hoàn thành tốt công việc được giao.
Nếu điều này thường xuyên xảy ra, trẻ sẽ dễ rơi vào trạng thái bị ức chế và trở nên căng thẳng, cáu gắt và nóng tính hơn bao giờ hết. Từ đó, con trở nên xa lánh mọi người, thích thu mình vào thế giới riêng cũng như không có nhu cầu giao tiếp với bất cứ ai.
Thay vào đó, khi trẻ không làm tốt hay chưa đạt được điểm như mong muốn, cha mẹ hãy động viên và khuyến khích trẻ cố gắng cho những lần sau.
Đừng buông lời nói nặng nề hay trách mắng mà để con có một tâm trạng thoải mái, suy nghĩ về các biện pháp khắc phục nếu có lần sau. Đây sẽ là phương pháp giúp trẻ học được cách vượt qua sai lầm, rút kinh nghiệm để có thể làm mọi điều tốt hơn nữa.
6. "Nếu con còn như vậy bố mẹ sẽ không yêu con nữa"
Câu nói này có thể là lời đe dọa được cha mẹ thốt ra trong lúc xúc động. Tuy nhiên, đối với trẻ em, những lời nói như vậy có thể khiến trẻ sợ hãi và lo lắng. Trẻ con luôn khao khát sự yêu thương, ủng hộ của cha mẹ.
Nếu cha mẹ dùng những lời lẽ như vậy để đe dọa con cái có thể khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, không được yêu thương, điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Nguồn: [Link nguồn]
Khi lớn lên, cha mẹ cần cho trẻ có không gian để suy nghĩ và hành động độc lập nhằm học các bài học và kỹ năng quan trọng trong cuộc sống.