6 câu nói như 'thần chú' dạy con, bố mẹ nào bỏ qua sẽ tiếc nuối vô cùng
Có những câu nói khiến cho con cái thay đổi suy nghĩ, tính cách nhưng không phải cha mẹ nào cũng nói thường xuyên vì ngại ngùng hoặc cho rằng không cần thiết.
"Bố/mẹ hiểu con..."
Đôi khi trẻ em phản kháng hay giận dữ là vì muốn được lắng nghe. Câu nói "bố/mẹ hiểu con" sẽ là cách để giúp vấn đề không trở nên nghiêm trọng. Điều này được dùng khi cha mẹ muốn thể hiện đồng cảm với cảm xúc của con như: "Bố/mẹ hiểu con buồn vì con không muốn đi ngủ", "Bố/mẹ hiểu con đang thất vọng vì muốn xem chương trình khác".
"Bố/mẹ xin lỗi con"
Bất cứ phụ huynh nào cũng muốn con khiếm tốn. Bởi, một đứa trẻ không chịu chấp nhận lỗi sai mà mình gây ra là một cơn ác mộng. Một đứa trẻ không biết nói lời xin lỗi tức là không thấy được những phiền toái, rắc rối, tổn thương mà bản thân đã gây ra.
Cha mẹ có thể giúp con học cách xin lỗi bằng cách nói lời xin lỗi khi chính mình làm sai. Điều đó có nghĩa phụ huynh phải thấy được lỗi sai của mình và thừa nhận điều đó là không tốt. Vì vậy, câu nói "bố/mẹ xin lỗi" khi người lớn gây ra lỗi hoặc đưa ra một quyết định sai có ảnh hưởng đến con sẽ là cách tốt nhất để trẻ học cách xin lỗi.
"Bố/mẹ cảm ơn con"
Nói lời cảm ơn con là cách thể hiện sự tôn trọng với trẻ. Khi nghe được câu này, trẻ cảm thấy tôn trọng. Nói lời cảm ơn chính là cách quan trọng để tăng cường sự tích cực ở trẻ. Cho nên, bạn nên sử dụng thường xuyên câu nói này để cho trẻ cảm thấy được ghi nhận những điều đã làm.
"Bố/mẹ yêu con"
Nói với con "Bố/mẹ yêu con" là điều chẳng có gì khó khăn, nhưng nhiều cha mẹ rất ít khi nói với con vì ngại ngùng. Điều này xuất phát từ quan niệm, người cha thường mạnh mẽ, ít khi bộc lộ cảm xúc, tình cảm giữ trong lành và hành động hơn là lời nói. Tuy nhiên, quan niệm như vậy là không đúng. Bởi, hành động có thể gấp vạn lần lời nói ra, nhưng nếu chỉ hành động mà không nói thì tình thương chỉ là một ẩn số và trẻ không hiểu được. Cha mẹ hãy nói "yêu con" khi con bước ra khỏi nhà đến trường, khi con đi học về, khi con chuẩn bị làm điều gì đó dù kết quả thế nào đi nữa.
"Bố/mẹ không biết"
Nhiều cha mẹ cứ nghĩ mình có thể biết hết tất cả mọi thứ nên rất ít khi thừa nhận "bố/mẹ không biết". Tất nhiên, chẳng có gì sai khi một phụ huynh thừa nhận với con về việc không có câu trả lời trước một câu hỏi nào đó. Câu nói này còn tốt hơn là cha mẹ tự bịa câu trả lời và trẻ biết được sự thật khi lớn lên. Câu nói "Bố/mẹ không biết" sẽ thúc đẩy trẻ tự tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề đang thắc mắc.
"Điều đó có đúng không?"
Câu hỏi "điều đó có đúng không" không nhất thiết phải nói mỗi ngày với con, nhưng cũng rất cần thiết khi dạy con. Bởi điều này giúp con không có những ý nghĩ thiếu tích cực.
Trẻ có thể dựng chuyện để kể cho cha mẹ mà trong đó chúng là nạn nhân. Nhưng nếu bạn đặt câu hỏi như trên với con sẽ là một thách thức đối với suy nghĩ của bé. Lúc đó, bé sẽ suy nghĩ nghiêm túc về những gì đang kể.
Trẻ em Nhật lớn lên với sự tự lập và nghiêm túc trong ứng xử, ngăn nắp trong lối sống đó là nhờ những...