5 yếu tố ngoài di truyền ảnh hưởng tới trí thông minh của trẻ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới trí thông minh của một đứa trẻ. Cha mẹ có thể cải thiện IQ cho con mình bằng các phương pháp thích hợp.
IQ của con cái được thừa hưởng từ người mẹ nhiều hơn
Có 2 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới trí thông minh của trẻ, một là di truyền, hai là môi trường sống. Điều đáng nói hơn cả là IQ của trẻ được thừa hưởng từ người mẹ nhiều hơn cha, điều này đã được khoa học chứng minh.
Gen quyết định IQ của con người nằm trên nhiễm sắc thể X (NST). Vì thế, người mẹ với NST XX có nhiều khả năng trong việc di truyền các gen thông minh cho con cái mình hơn so với người cha mang NST XY. Nữ giới có 2 NST X trong khi nam giới chỉ có 1.
Trong các nghiên cứu có liên quan, các nhà khoa học không tìm thấy bất kỳ tế nào của người cha trong vỏ não của con cái. Vỏ não là nơi có chức năng liên quan tới nhận thức, lý luận, ngôn ngữ, lập kế hoạch, suy nghĩ…
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tổng hợp Glasgow, Vương quốc Anh đã tiến hành một khảo sát trên 12.686 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14 đến 22 hằng năm. Họ phát hiện ra rằng, phần lớn những đứa trẻ có trình độ học vấn cao đều có một người mẹ thông minh.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, di truyền không phải là yếu tố quyết định duy nhất IQ của một người. Chỉ 40 – 60% trí thông minh là do di truyền, phần còn lại phụ thuộc vào môi trường đứa trẻ sống.
Những yếu tố khác ảnh hưởng tới IQ của trẻ
Bên cạnh yếu tố di truyền thì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới trí thông minh của một đứa trẻ.
1. Sữa mẹ
So với trẻ uống sữa công thức, trẻ được bú mẹ có sự phát triển trí não cao hơn. Điều này là do sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng thúc đẩy trí não hoạt động tốt hơn. Hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa mẹ cao gấp 10 lần so với sữa công thức.
2. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không chỉ liên quan trực tiếp tới sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não.
Thức ăn là quyết định sự sống của não bộ. Nếu chế độ ăn đơn giản sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như DHA, đạm, nó sẽ cản trở sự phát triển IQ của trẻ. Hay như việc hấp thụ quá nhiều kim loại nặng như chì, đồng cũng ảnh hưởng tới IQ.
3. Cân nặng
Những đứa trẻ có cân nặng cao hơn 20% so với trẻ bình thường có mức độ thị giác, thính giác, khả năng tiếp nhận kiến thức thấp hơn. Điều này là do hàm lượng chất béo dư thừa sẽ tích tụ lại trong não nhiều, gây cản trở sự phát triển của các tế bào thần kinh và sự tăng sinh của các sợi thần kinh.
4. Môi trường
Môi trưởng sống có tác động rất lớn tới trí thông minh của một đứa trẻ. Trong quá trình lớn lên của trẻ, yếu tố gia đình ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Những đứa trẻ sống trong một gia đình lạnh nhạt, có cha mẹ vô tâm, thiếu thốn tình thương, không có sự dạy dỗ đúng đắn thường có IQ thấp.
Con cái thường bắt chước các hành động của cha mẹ mình. Nếu có cha mẹ siêng năng học hành, yêu thích việc đọc sách, điều đó sẽ kích thích trẻ ham học hỏi hơn, trí thông minh sẽ được cải thiện đáng kể.
5. Tuổi tác
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong những năm đầu đời của trẻ từ 0 đến 3 tuổi, nếu trẻ được cha mẹ kích thích não bộ phát triển, nó sẽ giúp IQ tăng rất nhanh. Não bộ của trẻ phát triển càng sớm thì trí thông minh sau này càng cao.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới trí thông minh của một đứa trẻ, cha mẹ cần xem xét trên nhiều khía cạnh và đặc điểm theo từng lứa tuổi để có những phương pháp cải thiện IQ phù hợp.
Thay vì yêu cầu, bắt ép, làm thay cho con cái, cha mẹ hãy là tấm gương cho con cái noi theo.
Nguồn: [Link nguồn]