5 nguyên tắc giáo dục con cái để trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần
Muốn tạo động lực phát triển và môi trường lành mạnh cho con cái, cha mẹ cần thấu hiểu con và nắm rõ những quy tắc giáo dục này.
1. Để trẻ lớn lên trong môi trường lành mạnh
Không phải cha mẹ nào cũng để ý đến việc tạo môi trường lành mạnh cho con lớn lên. Việc quá chiều chuộng, bao bọc trẻ, không đốc thúc trẻ tập làm quen với các sự vật, sự việc sẽ hình thành thói quen sống không lành mạnh.
Giữa cha mẹ thường xuyên xảy ra xung đột và cãi vã, cũng là một môi trường không lành mạnh cho sự phát triển của con trẻ. Nếu không thể tránh khỏi những thay đổi lớn trong gia đình, cha mẹ nên sử dụng những cách tích cực và lành mạnh để an ủi và hướng dẫn con cái, thay vì áp dụng những biện pháp cực đoan như bỏ bê, nghiêm khắc quá mức, trút giận lên con cái vì sự đổ vỡ của gia đình…
2. Luôn cho trẻ nhìn thấy hi vọng
Cha mẹ đều đặt hy vọng vào con cái, nhưng liệu cha mẹ có làm điều ngược lại cho con? Hãy nói những lời động viên tích cực để trẻ nhìn thấy hy vọng ở mọi vấn đề, giúp trẻ có suy nghĩ tích cực ngay từ khi còn nhỏ. Đừng quá nghiêm khắc hay mất kiên nhẫn với trẻ bởi chỉ một chút thôi cũng khiến trẻ dễ nản lòng.
3. Đừng mạnh tay với con trẻ
Cha mẹ, thầy cô, người lớn có quan hệ mật thiết với con trẻ không nên dùng những biện pháp như tranh luận để kích động các con. Đối với những đứa trẻ đang trong giai đoạn hình thành tâm lý thì phương pháp này hoàn toàn không phù hợp.
Nếu trẻ cãi lời người lớn, dù ai đúng thì người lớn cũng nên chủ động làm hòa với trẻ. Người lớn cũng nên dũng cảm thừa nhận lỗi lầm của mình, nhất là đối với trẻ em, lời xin lỗi và lời thú nhận cần được thực hiện kịp thời.
4. Cha mẹ cần có trách nhiệm với con cái
Cha mẹ cần có trách nhiệm với con cái, đặc biệt là trẻ trong tuổi vị thành niên. Khả năng quản lý cảm xúc ở lứa tuổi này còn khá hạn chế vậy nên cần cha mẹ hỗ trợ và quan tâm. Nếu cha mẹ quá áp đặt hay thờ ơ với con cái, thì các con khó cảm nhận được tình cảm của cha mẹ dành cho mình, từ đó dần trở nên tách biệt với gia đình.
5. Tôn trọng quan điểm của con và thấu hiểu con
Trẻ em và người lớn có nhận thức hoàn toàn khác nhau ở mọi vấn đề. Vì vậy, nếu người lớn cho rằng, ý tưởng con trẻ đưa ra là lạ lẫm, khác biệt một cách tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và trí tưởng tượng của con trẻ. Nếu cha mẹ cố gắng hiểu con mình, thấu hiểu suy nghĩ của con bằng cách phân tích và đơn giản hóa những điều phức tạp thì rất dễ để hòa hợp và đi vào thế giới của con. Từ đó, cha mẹ nhận được sự tin tưởng của con trẻ và các con luôn sẵn sang chia sẻ với cha mẹ bất cứ lúc nào.
Nguồn: [Link nguồn]