5 định luật cha mẹ áp dụng từ sớm sẽ giúp con mạnh mẽ và thành công ở tương lai
Những định luật này chứa đựng các kinh nghiệm dạy con cái rất đáng để cha mẹ học hỏi.
Định luật gần mực thì đen
Nếu đổ một ly nước vào một thùng mực đen, mực vẫn là mực. Ngược lại, nếu đổ một giọt mực vào ly, nước sẽ chuyển màu đen.
Có thể hiểu, một người dù tốt đến mấy, nếu ở trong môi trường xấu, gặp phải kẻ xấu cũng có nguy cơ trở thành người xấu. Các nhà tâm lý học từng chứng minh phải mất tối thiểu 21 ngày để hình thành một thói quen tốt nhưng chỉ vài giờ để phá bỏ một thói quen tốt và khiến nó trở nên tồi tệ hơn.
Cha mẹ nào cũng muốn hướng con cái đến những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không làm gương, chẳng thể dạy con như mong muốn. Trẻ nhỏ có xu hướng bắt chước, học theo những gì chúng quan sát được từ người lớn.
Do đó, muốn con lớn lên trở thành người tử tế thì mỗi việc làm, hành động của cha mẹ cũng phải thật sự tử tế. Cha mẹ nêu gương được xem là một trong những phương pháp giáo dục hữu hiệu nhất, giúp trẻ định hướng bản thân một cách tự nhiên, hài hòa.
Trẻ nhỏ có xu hướng bắt chước, học theo những gì chúng quan sát được từ người lớn. Ảnh minh họa
Định luật Rosenthal
Rosenthal là một nhà tâm lý học người Mỹ. Năm 1966, ông đã tiến hành một thí nghiệm, liên quan tới kỳ vọng của học sinh về thành tích.
Trong thí nghiệm này, Rosenthal cho các học sinh làm một bài kiểm tra, sau đó lấy ngẫu nhiên một số em, lập danh sách những học sinh "có triển vọng đạt thành tích tốt" rồi chuyển tới cô giáo chủ nhiệm. Giáo viên truyền đạt danh sách này tới học sinh. Tám tháng sau, Rosenthal quay trở lại lớp học và tiến hành bài kiểm tra tiếp theo. Kết quả, điểm số của nhóm "có triển vọng" tăng lên đáng kể dù thực tế trước đó chúng không hề nổi trội hơn những học sinh khác.
Thí nghiệm của Rosenthal chỉ ra, kỳ vọng của giáo viên có thể ảnh hưởng đến thành tích của học sinh. Nếu giáo viên trân trọng, kỳ vọng và yêu thương đứa trẻ, nó có thể học tốt hơn rất nhiều.
Do đó, sự phát triển của trẻ phụ thuộc nhiều vào kỳ vọng của cha mẹ và giáo viên. Nói một cách đơn giản, bạn kỳ vọng con mình sẽ trở thành người như thế nào, con bạn có thể trở thành người như thế nếu bạn tạo điều kiện, môi trường và sự tôn trọng cần thiết cho trẻ.
Định luật Entropy
Entropy vốn là định luật vật lý nhưng lại được xem là một thước đo của sự hỗn loạn. Cuộc sống luôn có nhiều thứ hỗn loạn hơn hẳn những thứ có trật tự.
Ví dụ nếu xây một lâu đài cát trên bãi biển vài ngày sau nó sẽ biến mất. Chỉ có một sự kết hợp các hạt cát để tạo thành lâu đài nhưng lại có vô số cách phá vỡ nó.
Entropy đưa ra lời giải thích cho lý do tại sao định luật Murphy "Bất kỳ thứ gì có thể trở nên tồi tệ, thì sẽ trở nên tồi tệ" dường như xảy ra thường xuyên trong cuộc sống. Có nhiều thứ khiến mọi thứ trở nên tệ hơn là trở nên tốt đẹp.
Bởi vậy, muốn giảm tác động của việc "tăng Entropy", cần phải sắp xếp mọi thứ đang hỗn loạn trở nên có trật tự và tích cực. Trước khi chán nản, vẫn có thể chiến đấu chống lại tác động của Entropy. Ví dụ, nếu không dọn dẹp phòng ở, nó sẽ trở nên bẩn thỉu, đầy mạng nhện và bụi bặm. Nếu không chịu cố gắng và sống vô ích, con người sẽ vô dụng.
Nếu cảm thấy không thể tập trung làm việc khi mà bị bủa vây bởi mạng xã hội, điện thoại, game, các tab không liên quan khi lướt Internet nên đóng tất cả lại, sử dụng ý chí để tập trung và hoàn thành công việc. Đây cũng là một nỗ lực "phản Entropy", với sự trợ giúp của ngoại lực là ý chí hoặc một người giám sát nào đó như bố mẹ.
Muốn giảm tác động của việc "tăng Entropy", cần phải sắp xếp mọi thứ đang hỗn loạn trở nên có trật tự và tích cực. Ảnh minh họa
Định luật Gandhi
Con của bà Gandhi sắp phải mổ vì bị bệnh, bác sĩ muốn nói điều gì đó để an ủi đứa trẻ nhưng bà Gandhi đã nói sự thật về kết quả của ca mổ. Mục đích của bà là để con mình có thể đối mặt với khó khăn, thất bại và học cách mạnh mẽ để vượt qua.
Khi nuôi dạy một bé trai, sở dĩ cậu bé dễ ngỗ nghịch là do được cha mẹ quan tâm quá nhiều. Điều này có thể khiến đứa trẻ không thể nhìn nhận một cách khách quan những khó khăn, vất vả trong cuộc sống, từ đó có những tư duy không đúng đắn rằng cuộc sống chỉ toàn màu hồng.
Vì vậy, nếu trong gia đình có con trai, cha mẹ đừng quá quan tâm tới con mình, hãy để chúng tự trải qua những khó khăn, biết đứng dậy sau vấp ngã và tự giải quyết những rắc rối của mình.
Định luật lãi kép
Một tờ giấy thông thường có độ dày khoảng 0,14 mm. Nếu gấp đôi liên tiếp 64 lần, tờ giấy sẽ có độ dày bao nhiêu? Kết quả thật đáng giật mình, khối giấy sẽ cao 1.660.206.960 km, trong khi khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng chỉ là 384.000 km.
Giả sử mỗi ngày số hoa sen trong ao nở gấp đôi so với hôm trước. Vào ngày thứ 30, hoa sen sẽ nở đầy ao. Vậy câu hỏi đặt ra: Ngày thứ bao nhiêu, hoa sen nở được nửa ao? Đó là ngày thứ 29. Đến ngày này hoa sen mới lấp đầy nửa ao, điều này cũng có nghĩa ngày thứ 30 có tốc độ nở nhanh nhất, bằng tổng của 29 ngày trước đó.
Đây là sức mạnh của tư duy lãi kép. Bản chất của vấn đề chính là nếu bạn làm điều A sẽ có kết quả B, và kết quả B sẽ lần lượt củng cố A, tiếp tục tuần hoàn như vậy.
Đời người cũng giống như hoa sen trong ao. Nhiều người dù đã rất cố gắng nhưng lại buồn chán và có thể bỏ cuộc vào ngày thứ 9, 19, thậm chí 29. Thời điểm một ai đó muốn bỏ cuộc thường chỉ cách thành công vài bước. Nói cách khác, chìa khóa thành công chính là sự kiên trì.
Vì vậy, nếu có ước mơ, trước tiên phải theo đuổi nó tới cùng, và kiên định thực hiện. Chỉ có như thế, chúng ta mới có được những thành tựu to lớn.
Nguồn: [Link nguồn]
Các bậc cha mẹ không biết rằng, môi trường sống của trẻ từ nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành sau này.