4 kỹ năng cha mẹ nhất định cần rèn cho con ngay từ lúc học mẫu giáo
Nếu được rèn luyện những kỹ năng này, khi trẻ vào lớp 1 sẽ rất nhàn, cha mẹ không phải hối thúc con trong chuyện học.
1. Trau dồi khả năng đọc
Việc trau dồi khả năng đọc của trẻ quan trọng như thế nào, thực ra mọi người đều có thể cảm nhận được.
Có một cô bé học lớp 1 khá thông minh, phản ứng nhanh, rất tự tin, nhưng kết quả kiểm tra lại không mấy khả quan, nhiều từ không viết được hoặc viết sai.
Qua quan sát theo dõi, cô giáo nhận thấy chỉ cần giáo viên đọc câu hỏi thì cô bé này có thể trả lời nhanh. Tuy nhiên do nhiều từ không viết được nên khi viết ra giấy rất dễ mắc lỗi. Rõ ràng, đây là bởi vì khả năng đọc của cô bé này chưa tốt.
Sau đó, cô giáo liên lạc với mẹ của đứa trẻ thì được biết người mẹ rất bận rộn với công việc, ít khi đọc sách cùng con. Cô bé thường xem video nên hầu hết chỉ được nghe là chính. Sau gần một học kỳ rèn luyện khả năng đọc, cuối cùng cô bé cũng đã có thể cải thiện được việc đọc.
Khi bước vào trường tiểu học, mức độ đọc của trẻ có liên quan trực tiếp đến khả năng lĩnh hội, tiếp thu kiến thức và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra, đọc sách cũng có thể làm phong phú thêm tâm hồn của trẻ, cho phép chúng học hỏi nhiều thứ hơn mà không cần rời khỏi nhà.
2. Khả năng nhận thức thời gian
Cách đây không lâu, có một cậu bé 9 tuổi ở Bắc Kinh (Trung Quốc) khi biết tin sắp khai giảng liền sốt liên tục. Khi đi khám, bác sĩ cho biết đây là một hội chứng tựu trường. Đó là bởi vì sắp đi học mà cậu bé này vẫn chưa chuẩn bị bài vở, khi cơ thể quá lo lắng mới sinh ra phản ứng sốt như vậy.
Vấn đề chính ở đây là trẻ không có ý thức về thời gian, dẫn đến trì hoãn và không hoàn thành bài tập trong suốt kỳ nghỉ hè.
Do đó, điều rất quan trọng là nuôi dưỡng ý thức về thời gian của trẻ. Cha mẹ có thể mua cho con mình một chiếc đồng hồ bấm giờ để trẻ có thể cảm nhận được thời gian trôi qua nhanh như thế nào. Lúc này, trẻ sẽ có cảm giác cấp bách và nhanh chóng tập trung học hơn.
Cha mẹ tránh thúc giục và la mắng một cách mù quáng, điều này sẽ chỉ phản tác dụng.
3. Khả năng tập trung nghe
Việc tập trung lắng nghe và chú tâm vào điều gì đó rất có lợi trong việc học của trẻ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ.
Trong cuộc sống, cha mẹ thường cố gắng hết sức để tạo điều kiện cho con mình có môi trường học tập yên tĩnh, nhưng điều này có thể không phải là một điều tốt.
Mặc dù học trong môi trường yên tĩnh rất có lợi nhưng không phải lúc nào trẻ cũng có điều kiện như vậy. Môi trường xung quanh không thể nào yên tĩnh 100%, trẻ chỉ có thể học cách thích nghi với tiếng ồn và rèn luyện sự tập trung của mình.
Để có thể cải thiện khả năng tập trung, cha mẹ có thể cho trẻ chơi trò nhớ các con số. Ví dụ, cho một dãy số như 367497567 và hỏi trẻ nhớ được bao nhiêu số. Ngoài ra, cha mẹ có thể đọc 1-2 câu trong sách và yêu cầu trẻ đọc lại sau khi nghe.
4. Khả năng tập trung nhìn
Nhiều phụ huynh phản ánh rằng, con cái của họ không tập trung làm bài tập, tốc độ làm bài chậm, hay nhìn lơ đãngxung quanh. Trên thực tế, tất cả điều này là do thiếu tập trung về việc nhìn, quan sát.
Ví dụ, cha mẹ có thể cho trẻ học thuộc lòng các số 1, 2, 3 tương ứng với a, b, c rồi điền số tương ứng vào các ô trốn. Sau khi trẻ hoàn thành bài luyện có thể nâng cấp bài luyện để tăng số lượng chữ và số rồi điền vào chỗ trống cho phù hợp .
Mục đích của việc rèn luyện sự chú ý này chủ yếu là để cải thiện sự chú ý trực quan của trẻ và giảm hiện tượng trẻ làm bài tập về nhà một cách cẩu thả.
Ngoài ra, có thể cho trẻ chơi trò tìm các chữ cái có thể rèn luyện khả năng phân biệt, giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung học tập. Chẳng hạn như cho dãy chữ và yêu cầu trẻ tìm có bao nhiêu chữ V.
“YYYYVYYYVYVYYYYYVYVYYYYVYYYYVYYYYVY”.
Nguồn: [Link nguồn]
Con trẻ ở tuổi vị thành niên có tâm sinh lý cực kì nhạy cảm nên cha mẹ cũng cần khéo léo trong việc nuôi dạy con thời điểm này.