4 kiểu cha mẹ này sẽ dạy dỗ nên những đứa trẻ có triển vọng trong tương lai

Sự kiện: Dạy con

Sự giáo dục của gia đình tác động rất lớn tới con cái. Nếu may mắn có cha mẹ tốt, con cái sẽ phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu sau này.

1. Cha mẹ và con cái cùng nhau học

Cha mẹ là những người thầy đầu tiên và tốt nhất cho con cái. Nếu cha mẹ có thể học cùng con, nó sẽ khiến cho trẻ cảm thấy yêu thích việc học hơn. Nhiều bậc cha mẹ quen với việc ôm khư khư chiếc điện thoại trong tay nhưng lại yêu cầu con cái phải học hành chăm chỉ.

Bạn hãy nghĩ về điều này ở một góc độ khác, trong khi cha đang chơi game, mẹ xem phim nhưng con cái lại bị yêu cầu phải ngồi đó học hành nghiêm túc. Nếu bạn là một đứa trẻ, bạn sẽ nghĩ gì?

4 kiểu cha mẹ này sẽ dạy dỗ nên những đứa trẻ có triển vọng trong tương lai - 1

Có một cô bé hỏi mẹ mình rằng: “Mẹ ơi, điện thoại có quan trọng hơn chị em con không”. Sau khi nghe xong câu hỏi của con, người mẹ cảm thấy xấu hổ, từ đó cố gắng hạn chế dùng điện thoại và dành nhiều thời gian cho con mình hơn.

Khi con gái ngồi học, người mẹ cũng ngồi bên cạnh đọc sách, dần dần cứ tới đúng giờ là cả nhà cùng nhau ngồi học, không khí học tập trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

2. Cha mẹ ít quát mắng con cái

Trẻ còn nhỏ nghịch ngợm là điều rất bình thường nhưng nhiều bậc cha mẹ lại quát mắng, thậm chí đánh đập.

Có một đứa trẻ đi học mẫu giáo rất thích chiếc ô tô của bạn mình. Sau khi tan học, cậu bé lén lấy chiếc ô tô này mang về. Sau khi tìm thấy chiếc ô tô trong cặp cậu bé, người bố tức giận mắng mỏ, thậm chí đánh đòn.

Thấy hành động của người bố như vậy người mẹ vội vàng tới can ngăn. Sau đó, người mẹ kiên nhẫn hỏi han tại sao con mình lại làm như vậy thì mới hiểu được đầu đuôi câu chuyện. Cô dặn dò con mình dù có thích đồ chơi của bạn thì cũng không được phép ăn trộm như vậy. Cô còn nói với con vào cuối tuần sẽ dẫn đi mua đồ chơi với điều kiện con không được ăn trộm. Đứa trẻ gật đầu và đồng ý trả lại món đồ chơi cho bạn vào ngày hôm sau.

Sự quát mắng của cha mẹ có thể gây áp lực tâm lý cho trẻ, khiến chúng cảm thấy sợ hãi và trở nên hèn nhát. Cha mẹ cần hạn chế việc quát mắng và sử dụng đòn roi với con mình.

3. Cha mẹ không so sánh mù quáng

Nhiều bậc cha mẹ thích so sánh mình với những đứa trẻ khác, rất dễ hình thành tâm lý so sánh mù quáng. Mỗi khi có điểm kiểm tra, có một người bố thường rất thích hỏi điểm của bạn bè con mình. Lần nào ông cũng so sánh rồi mắng mỏ con mình, tại sao học cùng 1 thầy mà con mình lại không giỏi bằng con người ta.

4 kiểu cha mẹ này sẽ dạy dỗ nên những đứa trẻ có triển vọng trong tương lai - 2

Con cái thường đặc biệt không thích bị cha mẹ so sánh với người khác, dù là điểm số hay bất kỳ điều gì khác. Sự so sánh này càng dâng lên đỉnh điểm khi trẻ bước vào độ tuổi vị thành niên. Nhiều đứa trẻ sẽ phản kháng lại, không muốn học, thậm chí không muốn nói chuyện với cha mẹ mình.

Cha mẹ so sánh một cách mù quáng và luôn nghĩ rằng con mình thua kém người khác, điều này sẽ chỉ làm tăng thêm áp lực, khiến trẻ nghi ngờ tình yêu thương của cha mẹ, càng ngày càng trở nên tự ti hơn.

4. Cha mẹ chú trọng tới việc giáo dục con cái

Cha mẹ không nên tập trung vào điểm số của con cái, cũng không nên bỏ bê việc nuôi dạy con cái. 

Có một cậu bé đi ra ngoài ăn tối với cha mẹ, trong bữa ăn cậu bé nghịch ngợm đồ ăn làm vương vãi hết xuống đất. Cậu bé cũng không chiu ngồi yên, bày trò nghịch phá không cho cha mẹ ăn.

Thấy cảnh như vậy nhiều người lắc đầu ngao ngán. Trẻ còn nhỏ mà không được giáo dục lớn lên sẽ trở nên hư hỏng. Hành vi của cậu bé rất bất lịch sự, khiến ai nhìn vào cũng khó chịu thay.

Hiện tượng này thường thấy trong cuộc sống hằng ngày, các bậc cha mẹ luôn nói rằng con mình còn nhỏ, lớn lên sẽ ổn thôi. Nhưng không ngờ đứa bé sẽ hình thành thói quen xấu, ngày càng khó dạy.

Vì thế, nếu cha mẹ ngay từ sớm đã chú trọng uốn nắn con mình biết các phép tắc tối thiểu, tương lai trẻ sẽ được mọi người yêu mến hơn.

Từ 3-6 tuổi là giai đoạn trẻ học hỏi nhiều nhất, cha mẹ cần chú ý 7 điều này

Nếu cha mẹ chú ý tới những điều này, đảm bảo thể chất và trí não của trẻ phát triển toàn diện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN