4 câu nói “chẳng mất tiền mua”, giúp trẻ ý thức và tự giác hơn
Thay vì ép buộc, ra lệnh cho con cái phải ngồi vào bàn học, cha mẹ nên khích lệ trẻ bằng những câu nói mang tính tạo động lực.
Tính tự giác là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định việc học của một đứa trẻ. Chỉ khi trẻ hình thành cho mình tính cách này, động lực phấn đấu trong việc học mới nâng cao, từ đó trẻ sẽ phát triển rất nhanh.
4 câu nói cha mẹ nên áp dụng để dạy trẻ về tính kỷ luật
1. “Việc học chẳng dễ dàng gì nhưng đó là con đường ngắn nhất để thành công”
Khi một đứa trẻ chán học, điểm số thấp, đó là do chúng chưa hiểu hết ý nghĩa của việc học. Trẻ cho rằng, việc học rất nhàm chán, buồn tẻ, thậm chí có chút khổ cực.
Vì thế, trẻ thường phản kháng lại việc học, không có hứng thú. Một số đứa trẻ còn cho rằng, việc học là nhiệm vụ mà cha mẹ và thầy cô ép buộc mình phải nghe theo.
2. “Sự lười biếng của con hôm nay sẽ trở thành sự hối tiếc nhất trong tương lai. Bố mẹ sợ con cho rằng, cuộc sống bình thường mới có giá trị nhất”
Cha mẹ đóng vai trò rất lớn trong suốt cuộc đời của con cái. Ngoài vai trò là người thầy, bậc trưởng bối, cha mẹ cũng cần là người bạn tâm giao để giúp đỡ và chia sẻ khi con cái gặp khó khăn, đặc biệt là khi trẻ muốn từ bỏ việc học.
Đối với học sinh, chỉ bằng cách duy trì tính tự giác trong học tập, trẻ mới không bị xao nhãng trước những cám dỗ xung quanh.
3. “Giáo dục là cơ hội để thay đổi cuộc đời của một người, con cần trân trọng thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường”
Khi sống trong một hoàn cảnh sung sướng, có điều kiện, nhiều đứa trẻ không nhận ra tầm quan trọng của việc học vì mọi thứ đã có cha mẹ lo.
Chúng ta có thể thấy rằng, những đứa trẻ con nhà nghèo thường rất ham học hỏi, bởi chúng nhận ra chỉ có việc học mới có thể giúp mình thoát nghèo và thay đổi số phận hiện tại.
Khi còn đi học, nhiều người chỉ mong muốn rời khỏi trường càng sớm càng tốt, đi làm rồi họ mới nhận ra những ngày tháng còn đi học mới sung sướng nhất. Có nhiều người cảm thấy rất hối hận khi không chăm chỉ trong những năm tháng được cắp sách tới trường.
4. “Chẳng có khoảng thời gian nào là êm ả, không sóng gió cả, mà chính cha mẹ là người gồng gánh tất cả”
Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, địa vị của trẻ em trong gia đình cũng thay đổi dần. Hầu hết cha mẹ đều hy vọng có thể tạo điều kiện tốt nhất để con mình có thể phát triển.
Điều cha mẹ không biết yêu con và chiều chuộng con là 2 việc khác nhau. Chỉ khi cha mẹ để con tham gia vào cuộc sống gia đình, trẻ mới có thể hiểu được sự vất vả của cha mẹ.
Kỷ luật tự giác quan trọng như thế nào đối với việc học tập của học sinh?
Đối với việc học tập của học sinh, tính tự giác chủ yếu thể hiện ở 2 khía cạnh:
- Khiến học sinh nhận thức rõ những gì nên làm và không nên làm
Cha mẹ cần hiểu rõ một điều rằng, họ không thể lúc nào cũng giám sát tiến độ học tập của con mình một cách chi tiết. Chỉ khi trẻ có ý thức học tập, chúng mới thấy thời gian rất quý báu, không muốn lãng phí tuổi trẻ chỉ biết ăn chơi.
- Khiến học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập đúng thời hạn
Một đứa trẻ có tính tự giác sẽ không cần đợi cha mẹ nhắc nhở làm bài tập về nhà, chúng sẽ tự ngồi vào bàn học và chỉ chơi sau khi hoàn thành xong bài vở.
Càng tự giác trẻ càng tập trung hơn và không tốn nhiều thời gian để học bài.
Tóm lại, kỷ luật, tự giác không chỉ đóng vai trò cải thiện điểm số của học sinh, về lâu dài đó là một thói quen tốt, rất có lợi khi trẻ bước ra ngoài xã hội sau này.
Không cần nhờ tới các bài kiểm tra IQ, chỉ cần nhìn vào các dấu hiệu này, cha mẹ sẽ phần nào biết được con mình có thông minh không.
Nguồn: [Link nguồn]