3 vụ gian lận thi cử công nghệ cao chấn động 2018: "Đồ nghề" siêu nhỏ, nhắc bài 150 triệu đồng/lần
Cùng điểm lại những vụ gian lận thi cử đã khiến dư luận năm qua phải giật mình về quy mô cũng như mức độ chơi lớn.
Đến hẹn lại lên, mỗi mùa hè tới là dịp chúng ta lại chứng kiến những căng thẳng bắt buộc phải có của các sĩ tử. Bất kể là giai đoạn thi vào lớp 10 hay lên đại học, đó đều là những cái giá đắt, đòi hỏi một sự nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được thành công như mong đợi.
Ngày hôm nay, những môn thi cuối cùng của kỳ thi vào THPT ở nước ta sẽ được hoàn thành, thật may mắn khi tới nay vẫn không có vụ gian lận giật mình nào xảy ra. Thế nhưng, không vì thế mà chúng ta lại lơ là và mất cảnh giác với vấn nạn này từ nay về sau, vì nó sẽ luôn chực chờ bùng phát, thậm chí ở quy mô lớn và tinh vi tới không ngờ - giống như 3 vụ gian lận công nghệ cao gây chấn động thế giới chỉ trong năm ngoái này.
Các kỳ thi chuyển cấp luôn căng thẳng dù ở bất kỳ đâu trên thế giới.
1. Singapore: Giáo viên gọi FaceTime làm bài hộ
Tại Singapore, vụ việc về giáo viên Tan Jia Yan đã khiến dư luận nước này phải giật mình về độ táo tợn và liều lĩnh. Yan cũng là một gia sư chuyên luyện và mở lớp ôn thi, bằng cách nào đó đã đồng ý lên kế hoạch cùng 6 học sinh của mình để gian lận kỳ thi đại học quốc gia. Họ đã lập ra một kịch bản hết sức tinh vi và kỳ công, thậm chí sử dụng cả công nghệ cao để giúp mọi thứ diễn ra trót lọt.
Vụ việc này đã được thực hiện vào năm 2016 nhưng tới tháng 4 năm ngoái mới bị lần ra và phanh phui công khai. Cảnh sát khi đó cũng ráo riết truy lùng tiếp xem giáo viên biến chất này có còn sử dụng cách thức tương tự trong lần nào khác thuộc khoảng thời gian đó nữa không để kết tội.
Được biết, Yan dù là giáo viên lâu năm nhưng vẫn cố tình giả thông tin, đăng ký dự kỳ thi O-Level cho bậc học sinh hết cấp 2 của Singapore để vào thi và biết đề năm nay. Ngay trong lúc thi, Yan đã kích hoạt ứng dụng Facetime trên iPhone để gọi và đọc đáp án cho các học sinh đang kết nối.
Mọi thứ tưởng chừng trót lọt cho tới khi một giám thị phát hiện có tiếng động bất thường tới từ một học sinh trong nhóm gian lận. Họ đã ngay lập tức cho lục soát và kiểm tra, phát hiện điện thoại được gắn ẩn bên trong áo khoác, có tai nghe màu da người gắn ở vành tai để ngụy trang.
2. Thụy Điển: Đường dây triệu đô kinh doanh công nghệ gian lận
Cũng vào tháng 4/2018, cả một tổ chức lớn chuyên tiếp tay cho hoạt động gian lận thi cử bằng công nghệ cao đã bị chính quyền Thụy Điển triệt phá thành công, đánh sập đường dây với tổng trị giá lên tới 1 triệu USD.
Cụ thể, những kẻ này chuyên kinh doanh các mặt hàng công nghệ cao, siêu nhỏ phục vụ mục đích ẩn giấu thiết bị thu phát để gian lận thi cử. Chúng hầu hết được dùng và bán cho kỳ thi SweSAT tại nước này - một điều kiện quan trọng cần hoàn thành nếu muốn đỗ Đại học. Tổ chức trên đã hoạt động được hơn 4 năm với hình thức chuyên nghiệp, liên tục quảng cáo kín về mặt hàng "nóng" của mình trên mạng xã hội.
Đây được coi là tin tức gây bàng hoàng cho mọi người tại Thụy Điển khi lần đầu đạt tới quy mô lớn như vậy từ trước tới nay, đầy đủ các khâu trung gian tinh vi và phức tạp. Chủ yếu mặt hàng được buôn bán là tai nghe siêu nhỏ tự chế để liên lạc từ trong phòng thi ra ngoài.
3. Ấn Độ: Sinh viên học giỏi "làm giàu" bằng gian lận, kiếm 150 triệu/lần
Ngày 18/6 năm ngoái, một kế hoạch tinh vi nhằm phá hoại kết quả thi cử công bằng trong kỳ thi đại học ở Ấn Độ đã bị vạch mặt kịp thời. Cảnh sát bang Uttar Pradesh đã bắt được 19 ngùoi cùng trong nhóm liên quan đang tản mác ở nhiều điểm thi khác nhau, chuẩn bị tới thời điểm nhắc bài.
Khi giờ thi đã điểm, theo kế hoạch, các ất cả những "khách hàng" là thí sinh ngồi trong phòng thi sẽ dùng thiết bị chụp ảnh bí mật, gửi ngược để thi ra ngoài tới những người này. Sau đó, lời giải sẽ được liệt ra và đọc đáp án qua micro/loa siêu nhỏ giấu sẵn trong người. Giá cả cho một lần thực hiện trót lọt nhắc bài như vậy có thể lên tới hơn 7000 USD/người, tức hơn 150 triệu đồng.
Dù không gian phòng thi thoáng đãng để dễ theo dõi nhưng vẫn còn những cách tinh vi để qua mặt giám thị.
Bất ngờ thay, rất nhiều người làm công việc nhắc bài này đều là sinh viên học giỏi, thành tích tốt, nhưng vì ham tiền nên đã đồng ý làm chân nhắc bài phi pháp khi có nhu cầu. Tình trạng này khi đó đã được báo động rộng rãi về cả quy mô cũng như mức độ công nghệ tinh vi. Vì thế, đôi lúc giám thị còn bắt để cả các đồ nữ trang ở ngoài phòng thi để tránh nguy cơ giả mạo cao cấp mà mắt thường không thể nhận ra.
Ông xuất thân là dòng dõi chúa, song gia cảnh rất nghèo. Sau khi đỗ đạt cao, ông bị nghi ngờ liên quan gian lận thi cử. Dù...