3 kiểu “thương yêu” của cha mẹ cực kỳ có hại cho con cái

Sự kiện: Dạy con

Không phải mọi sự hy sinh, cố gắng vì con cái lúc nào cũng là tốt. Bất kể chuyện gì, nếu vượt quá giới hạn sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Cha mẹ kiểm soát quá mức

Có một cô gái đang đi du học ở nước ngoài, sau khi nhận được cuộc gọi của người mẹ lúc nửa đêm, cô đã chọn cách tự tử. Lúc đó, cô đang ăn mì gói, người mẹ gọi nhắc nhở cô đừng về muộn, đừng ăn những thứ không tốt cho sức khoẻ như vậy.

Mãi sau này người ta mới biết được nguyên nhân thực sự cái chết của cô. Hoá ra từ nhỏ, mẹ cô đã chăm sóc con gái mình rất chu đáo và nghiêm khắc. Từ việc ăn gì, mặc quần áo gì, chọn chuyên ngành gì, chọn bạn trai kiểu gì, các mẹ cô đều lo liệu tất cả.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Với sự quản lý quá mức của mẹ, cô gái không có quyền đưa ra quyết định và cảm thấy vô cùng chán nản.

Cuối cùng cô cũng có cơ hội đi du học, tưởng chừng đã có thể được tự do, nhưng mẹ cô gọi video nhiều lần trong ngày để giám sát mọi thứ. Cuối cùng, tô mì gói hôm đó như giọt nước làm tràn ly, cô quyết định kết thúc cuộc đời mình.

Ở đời, có kiểu cha mẹ giống như một chiếc “trực thăng” bay lượn khắp nơi để theo dõi mọi hành tung của con. Họ làm mọi cách để kiểm soát mọi thứ về con cái để giúp chúng tránh xa mọi nguy hiểm.

Trong tâm lý học có một hiện tượng nổi tiếng là “tác dụng trái cấm”, nghĩa là càng cấm càng tò mò, càng mất kiểm soát, càng nổi loạn.

Kiểm soát quá mức không phải là tình yêu mà là hại con. Cha mẹ khôn ngoan nên can đảm buông bỏ và cho con cái quyền được trải nghiệm những điều tồi tệ nhưng hạnh phúc.

Cha mẹ quá nhiệt tình

Khi Tiểu Vy còn nhỏ, vì một bộ phim truyền hình, cô đã rất muốn học piano. Lúc đầu người mẹ không đồng ý, nhưng sau đó đã mua cho cô chiếc đàn piano. Kể từ đó, cô không bao giờ xem TV sau bữa tối, mà vội vàng làm xong bài tập để tập đàn.

Ban đầu, cô tập đàn vì sở thích, nhưng theo thời gian, sự nhiệt tình của người mẹ cũng lớn dần thêm. Mẹ cô dành nhiều thời gian để thúc ép cô tập piano, còn thường xuyên đưa cô đi tham gia các cuộc thi khác nhau.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau đó, cô ngày càng không thích chơi piano nữa và tìm mọi lý do để không tập. Cô nhận ra, mình không tập đàn vì bản thân nữa mà chỉ để làm hài lòng người mẹ. Dù có giỏi đến đâu cũng không phải do sự cố gắng của bản thân mà là kết quả của sự thúc giục ngày đêm của mẹ.

Trong cuộc sống hằng ngày, bạn cũng nên nhận thấy hiện tượng này. Khi càng giục trẻ ăn nhanh, chúng càng trì hoãn, càng giục trẻ làm bài, chúng càng nhởn nhơ, cha mẹ càng đốc thúc, con cái càng không quan tâm. Chính sự nhiệt tình quá mức của cha mẹ đã phá hỏng động lực của con cái.

Trên thực tế, dù là trẻ em hay người lớn, khi người khác đặc biệt quan tâm đến việc của mình, điều đó sẽ làm suy yếu tính chủ động của bản thân. Khi người khác can thiệp quá mức vào các ý tưởng và kế hoạch, để duy trì "ý thức bản thân", chúng ta có thể trì hoãn hoặc thậm chí bỏ cuộc.

Cha mẹ hy sinh quá mức

Trên đời có một kiểu cha mẹ luôn cảm thấy có lỗi với con cái, dù họ có làm thế nào đi nữa vẫn chưa đủ. Những câu họ thường nói luôn là “Cha mẹ có lỗi với con”, “Trách cha mẹ không có khả năng”.

Cô Trần là một người như vậy. Điều kiện gia đình ở mức trung bình nhưng rất chịu chi trong việc chăm sóc con gái mình. Từ khi con cô đi học, tất cả mọi thứ từ ăn uống cho tới mua sắm áo quần, sách vở đều phải là đồ xịn nhất. Thế nên con cô dù sống trong gia đình bình thường nhưng lại được cưng chiều như một tiểu thư.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi con cô tốt nghiệp, cô chạy vạy khắp nơi xin việc làm giúp con. Khi con cô lấy chồng, để con mình sớm có nhà, 2 vợ chồng sắp đến tuổi về hưu còn cặm cụi làm 2 việc cùng 1 lúc để có tiền cho con gái. Khi con cô sinh em bé, cô sợ con mình vất vả nên tình nguyện tới chăm sóc.

Có rất nhiều bậc cha mẹ như vậy, trong cuộc đời này, họ đang âm thầm trách mình và hy sinh bản thân. Tuy nhiên, sự hy sinh quá mức của cha mẹ không phải lúc nào cũng được con cái đánh giá cao.

Một người từng chia sẻ rằng: “Thà mẹ tôi đừng đối xử tốt quá với tôi như vậy. Thật căng thẳng mỗi khi ở bên mẹ mình. Mẹ không có cuộc sống của riêng mình, có lẽ tôi là cả thế giới của mẹ. Mẹ càng tốt với tôi, tôi càng tự phụ. Tôi cảm thấy tiếc cho sự vất vả của mẹ, không biết mình phải làm sao để báo đáp lại trong tương lai”.

Dù biết rằng, người khác đối xử tốt với mình nhưng lại không cảm nhận được tình yêu thương, hơn nữa thường có “cảm giác mắc nợ”. Khi một bên làm quá và hy sinh, bên còn lại cảm thấy như bị mắc nợ, mối quan hệ đã mất cân bằng.

Cha mẹ khôn ngoan không bao giờ hy sinh quá mức, mà trước hết hãy sống huy hoàng cho riêng mình, sau đó dùng ánh sáng còn sót lại để sưởi ấm cho con cái.

Nguồn: [Link nguồn]

Trẻ nói: “Con không muốn học nữa”, câu trả lời của cha mẹ quyết định tương lai của chúng

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không muốn học, điều quan trọng là cha mẹ cần tìm ra cách giải quyết phù hợp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN