3 giai đoạn cực quan trọng trong việc giáo dục con cái cha mẹ cần nắm vững
Giáo dục gia đình quyết định chất lượng cuộc sống, nhận thức và tính cách của con trẻ.
Đối với trẻ ở các độ tuổi khác nhau, cha mẹ cần có những ưu tiên và phương pháp giáo dục khác nhau khi dạy dỗ trẻ. Nắm bắt quy luật phát triển của con trẻ và sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.
1. Giai đoạn từ 0-6 tuổi
0-6 tuổi có thể coi là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của trẻ, là giai đoạn tiềm năng trong việc hành thành và phát triển nhân cách, thói quen sinh hoạt và các giá trị sống. Trí tuệ và tâm lý con người cũng được phát triển và hoàn thiện ở giai đoạn này.
Trước khi trẻ được 6 tuổi, tình yêu thương, sự đồng hành của cha mẹ không chỉ mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, đầy đủ mà còn vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ.
Nếu cha mẹ có thể nắm bắt được giai đoạn quan trọng này và có phương pháp giáo dục phù hợp thì chắc chắn con sẽ rất ngoan.
2. Giai đoạn từ 6-12 tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu có nhận thức riêng của bản thân, cha mẹ không nên chỉ hướng con vào nhiệm vụ học tập mà việc rèn luyện tính cách cũng như thể chất cũng vô cùng cần thiết. Việc hướng trẻ rèn luyện tốt 5 thói quen này là điều cha mẹ nào cũng nên thực hiện:
Thói quen học tập có ý thức
Đầu tiên, hãy cho trẻ biết hành động có ý thức sẽ đạt được những lợi ích gì trong cuộc sống. Cha mẹ cũng nên giúp con lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ học tập và học học tập có tổ chức hơn.
Thói quen kính trọng thầy cô và chăm chú nghe giảng
Cha mẹ hãy dạy trẻ biết kính thầy, yêu bạn ngay từ những ngày đầu đến lớp để có được nền tảng tính cách cơ bản, rất tốt cho việc phát triển sau này. Tôn trọng thầy cô, bạn bè, tôn trọng những kiến thức được giảng dạy chính là tôn trọng tương lai của chính mình.
Thói quen trân trọng thời gian
Khoảng cách thực sự của những đứa trẻ không nằm ở việc chúng thông minh hay nỗ lực mà ở khả năng quản lý thời gian. Cha mẹ hãy khuyến khích con làm chủ thời gian, tránh trì hoãn, lười biếng, tập tủng cao độ khi học tập để tiếp thu, học hỏi thêm nhiều kiến thức.
Thói quen chăm sóc bản thân
Tự mình làm mọi việc, không nhờ cậy vào cha mẹ, thầy cô và có thể tự chăm sóc bản thân ngay khi xa gia đình là điều bất cứ đứa trẻ nào cần có. Trẻ biết tự lập sẽ có kỹ năng thực hành tốt hơn, dễ thích nghi hơn và có thể chủ động trong mọi việc dù ở bất cứ đâu.
Nghiêm túc và có trách nhiệm
Trẻ cần được giáo dục về trách nhiệm của mình trước khi học cách chịu trách nhiệm. Hãy để trẻ đưa ra quyết định, nâng cao khả năng đưa ra quyết định và trau dồi tinh thần, trách nhiệm cá nhân, nghiêm túc trong mọi việc để có thể phát triển một cách mạnh mẽ.
3. Giai đoạn từ 12-18 tuổi
Trẻ bước vào tuổi dậy thì trong độ tuổi từ 12 đến 18 phải trải qua những thay đổi to lớn về thể chất và tâm lý. Sự hình thành dần dần ý thức tự giác khiến các em mong muốn có quyền tự chủ nhiều hơn.
Ở giai đoạn này, cha mẹ phải biết tôn trọng con và giải quyết sự “nổi loạn” của con một cách thích hợp, không còn có thể giáo dục con bằng cách la mắng nữa.
Sau khi trẻ bước vào thời kỳ nổi loạn, trẻ đặc biệt mong muốn được người khác tôn trọng. Cha mẹ nên để trẻ:
Tự chủ: Ít la mắng hơn, trao đổi nhiều hơn và cho phép trẻ bày tỏ ý kiến và ý tưởng của mình một cách bình đẳng.
Có không gian riêng tư: Cho phép trẻ tự do kiểm soát thời gian của mình và cho trẻ không gian riêng tư
Quyền bày tỏ ý kiến: Quyền bày tỏ ý kiến và biểu quyết về các vấn đề liên quan đến bản thân hoặc gia đình.
Một nền giáo dục gia đình tốt mang lại cho trẻ em tình yêu thương sâu sắc và sự an toàn khi chúng còn nhỏ, xây dựng cho chúng lòng can đảm và khả năng đối mặt với cuộc sống khó khăn khi chúng lớn lên, mang đến cho trẻ sự tôn trọng và hỗ trợ khi chúng đang dần trưởng thành.
Người Nhật nổi tiếng thế giới không chỉ là đất nước có nhiều đồ ăn ngon, cảnh đẹp mà còn có hệ thống giáo dục vô cùng tuyệt vời khiến nhiều quốc gia trên thế giới...
Nguồn: [Link nguồn]