3 điều này nếu không nói với con sớm, cả đời này cha mẹ sẽ ân hận

Sự kiện: Dạy con

Những điều này là kinh nghiệm quý báu mà cha mẹ nên sớm áp dụng để tốt cho tương lai của con mình.

Nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ rằng, cho con đến trường tự khắc con sẽ biết nhiều thứ. Trên thực tế không phải vậy, cha mẹ mới là người thầy quan trọng nhất trong cuộc đời con cái.

Nếu cha mẹ không dạy con một số điều, sẽ hiếm có ai nói cho trẻ biết sau này. Đặc biệt là 3 điều dưới đây, cha mẹ nên nói cho con biết càng sớm càng tốt.

1. Tự lập là tự cứu lấy chính mình

Ngày nay, nhiều gia đình chỉ sinh 1 hoặc 2 con nên trẻ em được cưng chiều và bảo bọc hơn nhiều so với trước đây. Quần áo có người mặc, cơm có người đút, cha mẹ lại sợ con mệt, té ngã nên không cho con cơ hội vận động nhiều.

Tính tự lập, khả năng tự chăm sóc bản thân kém trở thành khuyết điểm của nhiều trẻ em hiện nay.

3 điều này nếu không nói với con sớm, cả đời này cha mẹ sẽ ân hận - 1

Ngay khi con cái vào đại học, sống trong ký túc xá nhưng vẫn có nhiều sinh viên không biết trải chăn, không dọn giường, không sắp xếp quần áo, giày, tất, sách vở, đồ dùng vứt lung tung.

Tiến sĩ Maria Montessori cho rằng: “Mục tiêu cao nhất của việc giáo dục là giúp trẻ có khả năng tự lập, để chúng không cần dựa dẫm vào cha mẹ cả về tinh thần lẫn vật chất và tự chịu trách nhiệm về những suy nghĩ, hành động của mình”.

Một số cha mẹ cho rằng, “trời sinh voi sinh cỏ”, con cái lớn lên tự khắc biết những điều nó cần làm. Thế nhưng, quan điểm này hoàn toàn sai lầm, việc tước khi cơ hội để trẻ tự lập khi còn sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả sau này.

Việc để trẻ hình thành những thói quen sinh hoạt tốt là bước đầu tiên để chúng tự lập sau này. Sau 3 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển khả năng sống tự lập của trẻ.

Đến lúc phải buông tay thì cha mẹ cần buông tay, có một số việc trẻ hoàn toàn có thể tự mình làm được như tự thay quần áo, tự ăn uống, tự dọn dẹp…

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ em tự làm những việc của mình ngay từ khi còn nhỏ, cho chúng nhiều cơ hội làm việc nhà hơn. Một khi trẻ đã thành thạo các kỹ năng sống cơ bản, chúng mới có thể tự chăm sóc bản thân dù ở thời điểm nào của cuộc đời.

2. Thể thao làm cuộc sống thú vị hơn

Điều mà thể thao mang lại cho trẻ không chỉ đơn giản là rèn luyện thể chất mà còn giúp trẻ hiểu được các quy tắc giao tiếp giữa các cá nhân, học hỏi tinh thần đồng đội, khả năng lãnh đạo và các kỹ năng khác.

Những gì trẻ em học được từ thể thao sẽ mang lại lợi ích cho chúng suốt đời và khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn.

3 điều này nếu không nói với con sớm, cả đời này cha mẹ sẽ ân hận - 2

Đặc biệt đối với trẻ từ 0-6 tuổi, khi cơ thể lớn đần, các chức năng thần kinh vận động và cảm giác phát triển mạnh, càng vận động nhiều trẻ càng thông minh.

Tiến sĩ Montessori từng nói: “Sau 3 tuổi, quá trình phát triển của trẻ quan trọng hơn bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Sự phát triển của trẻ phải đạt được thông qua các hoạt động tay chân của chính mình”.

Ngoài ra còn có một thời kỳ “vàng” đối với sự phát triển vận động của trẻ em, nắm bắt thời kỳ này, trẻ sẽ đạt được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực.

Trước 6 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển sự dẻo dai về thể chất, cha mẹ nên cho trẻ tập múa, nhảy, thể dục đúng cách. Tập thể dục không nhất thiết phải vận động mạnh như chạy, chơi bóng và thể dục dụng cụ.

Sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em có quy luật cố định. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau, cha mẹ không nên ép con mình chơi thể thao vì nhìn thấy bạn bè của chúng cũng chơi thể thao.

3. Kỷ luật tự giác là nền tảng thành công

Những đứa trẻ biết kỷ luật tự giác và những đứa trẻ không có kỷ luật sẽ có cuộc đời hoàn toàn trái ngược nhau. Mỗi người đều cần tự mình bước đi, muốn có nhiều lựa chọn và cơ hội trong tương lai thì tính tự giác vô cùng cần thiết.

3 điều này nếu không nói với con sớm, cả đời này cha mẹ sẽ ân hận - 3

Tuy nhiên, không có đứa trẻ nào sinh ra đã có tính tự giác, tính tự giác cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.

Trẻ từ 3-6 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển trí não, nhân cách và thói quen hành vi.

Trẻ ở giai đoạn này ngoài rèn luyện thể chất thì việc hình thành thói quen tự giác cũng rất quan trọng.

Trên thế giới này, không có thành công nào là ngẫu nhiên, trẻ em cần rèn luyện thói quen kỷ luật tự giác, đó là nền tảng cho sự phát triển bản thân trong tương lai của chúng.

Tóm lại, cha mẹ cần nhớ rằng, khi con cái còn nhỏ, có nhiều thứ chúng chưa hiểu hết nhưng đây chính là lúc cần có cha mẹ dạy dỗ đúng đắn để đặt nền tảng vững chắc sau này.

Cha hay mẹ nên là người nghiêm khắc khi dạy con cái?

Trong quan điểm của nhiều người, người mẹ thường dịu dàng, cưng chiều con cái, còn cha mới nghiêm khắc, nhưng liệu điều này có tốt cho sự phát triển của một đứa trẻ?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THUỲ LINH (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN