3 dấu hiệu trẻ ỷ lại vào cha mẹ
Con cái nếu phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ, nó sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển sau này của chúng.
3 dấu hiệu cho thấy trẻ phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ
Nếu trẻ thường có 3 dấu hiệu chính dưới đây, có nghĩa là trẻ rất ỷ lại, phụ thuộc vào cha mẹ mình.
1. Rất khó để tự mình đưa ra quyết định
Có một cậu bé đi nhà sách cùng với mẹ mình, cậu chỉ tay vào cuốn tập vẽ màu xanh và hỏi “mẹ ơi con mua cái này được không”. Người mẹ gật đầu và cậu vui vẻ cầm lấy cuốn tập.
Sau đó, cậu bé nhìn thấy cuốn tập vẽ màu đen khác, cứ đứng phân vân mãi không biết nên lấy cái nào. Người mẹ sốt ruột liền nói “chỉ là mua cuốn tập vẽ thôi mà, chẳng lẽ con không chọn được cái nào sao”.
Điều mà người mẹ này không biết chính là có một sự phụ thuộc rất lớn trong tính cách của con trai mình. Tính thiếu quyết đoán là đặc điểm nổi bật nhất của kiểu phụ thuộc này.
Trước những điều mang tính lựa chọn, trẻ sẽ liên tục hỏi ý kiến của mọi người, hy vọng nhận được sự khẳng định của người khác, xác nhận lựa chọn của mình là đúng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
2. Để người khác quyết định thay và hoàn toàn nghe theo
Ngoài việc sợ tự mình đưa ra quyết định, những đứa trẻ ỷ lại thường để người khác quyết định mọi thứ thay mình, sau đó nghe theo hoàn toàn.
Từ khoảng 2 tuổi, trẻ đã có ý thức nhất định về bản thân và muốn tự hành động theo ý mình. Nếu trẻ không tin tưởng vào các quyết định của mình, để cha mẹ làm thay mọi thứ, rất dễ hình thành tính cách ỷ lại và phục thuộc vào cha mẹ.
Khi lớn lên, trẻ rất sợ sự thay đổi, lúc nào cũng muốn mọi thứ như cũ. Khi cơ hội và thách thức đến, những người có tính cách như vậy thường khó nắm bắt.
3. Né tránh các vấn đề
Những đứa trẻ thích dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc thường né tránh những vấn đề khó khăn. Bởi vì sự phụ thuộc sẽ khiến trẻ cảm thấy tự mình không thể làm điều đó, cần phải nhờ tới sự giúp đỡ của người khác.
Do dự, không dám đưa ra quyết định, thích trốn tránh là những biểu hiện chính của tính cách phụ thuộc. Khi trẻ còn nhỏ, tính cách này có thể không gây cho trẻ nhiều phiền toái, nhưng khi lớn lên, trẻ sẽ gặp nhiều rắc rối vì tính cách này.
Tính cách ỷ lại khiến trẻ khó làm nên nghiệp lớn sau này
Những đứa trẻ có tính cách ỷ lại sẽ dễ gặp rắc rối trong công việc sau này. Hầu hết mọi công việc đều yêu cầu mọi người phải chấp nhận thử thách và hoàn thành nhiệm vụ một mình. Và những đứa trẻ có tính phụ thuộc mạnh mẽ, thường không có khả năng làm việc độc lập.
Một người có tính cách phụ thuộc sẽ có cảm giác "bất lực" và cảm thấy mình không có khả năng đối mặt với công việc đầy thử thách và khó khăn một mình.
Vì đặc điểm tính cách này, họ sẽ không ngừng nghi ngờ quyết định của bản thân, hay lo lắng trong công việc và luôn mong có người đến giúp đỡ hoặc hướng dẫn mình.
Họ cũng có xu hướng né tránh việc chủ động chịu trách nhiệm và nhận nhiệm vụ mới. Vì vậy, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội này đến cơ hội khác, cuối cùng không làm được những điều to lớn.
Tính cách ỷ lại của trẻ được hình thành như thế nào?
Khi một đứa trẻ được sinh ra, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ để tồn tại. Vậy đâu là lý do hình thành nên một đứa trẻ có tính cách độc lập và số khác lại hay phụ thuộc vào cha mẹ mình? Điều này có liên quan nhiều tới cách giáo dục của cha mẹ.
- Cha mẹ can thiệp quá nhiều
Dù trẻ lớn lên từng ngày nhưng trong mắt cha mẹ chúng vẫn còn rất bé bỏng. Kết quả là cha mẹ thường can thiệp vào mọi thứ liên quan tới con mình, thậm chí làm thay tất cả.
Trẻ có thể tự lau nhà nhưng cha mẹ cảm thấy trẻ lau không sạch, vì vậy họ sẽ làm thay.
Trẻ có thể tự rót nước nhưng cha mẹ sợ đổ nước, vì vậy họ sẽ đi lấy cốc và rót thay.
Những gì một đứa trẻ có thể làm được, cha mẹ nghĩ chúng không làm được nên nhanh chóng làm thay. Điều này làm mất đi cơ hội trải nghiệm và cải thiện năng lực của trẻ, đồng thời hình thành thói quen ỷ lại vào cha mẹ.
- Đưa ra quyết định thay trẻ
Cha mẹ thường quyết định con cái ăn gì, mặc gì, làm gì và không làm gì. Nếu trẻ bướng bỉnh làm theo ý mình và mắc sai lầm, cha mẹ sẽ nói “mẹ đã nói với con rồi mà con không nghe, giờ thì thấy hậu quả rồi đó”.
Điều này sẽ khiến trẻ dần mất đi khả năng tự lập, ngại đưa ra ý kiến hay quyết định, từ đó hình thành thói quen ỷ lại, hy vọng có người luôn giúp đỡ mình.
Làm thế nào để thay đổi tính cách này của con cái?
- Bắt đầu từ những việc đơn giản, trao quyền cho con cái tự đưa ra cái quyết định một mình, tạo điều kiện để trẻ tự lập.
- Khi trẻ hoàn thành một điều gì đó một hình, cha mẹ động viên kịp thời, dũng cảm đối mặt với các sai lầm và tìm cách giải quyết.
- Khuyến khích trẻ thử những thử thách mới.
Nguồn: [Link nguồn]
3 khả năng này cực kỳ quan trọng, cấp thiết còn hơn cả điểm số của một đứa trẻ.