2 loại người mà tỷ phú dầu mỏ dặn con phải tránh xa
Tỷ phú Rockefeller Sr. từng khuyên con cái, có 2 loại người càng kết giao càng dễ thụt lùi.
Tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. (8/7/1839 – 23/5/1937) là một ông trùm kinh doanh và nhà từ thiện người Mỹ. Với biệt danh "Vua dầu mỏ", ông là người đã sáng lập nên đế chế dầu mỏ lừng lẫy – Tập đoàn Standard Oil.
Giờ đây, bước vào thế hệ thứ 7, với gần 170 người thừa kế, gia đình này vẫn duy trì được khối tài sản đồ sộ.
Theo Forbes, họ có 11 tỷ USD vào năm 2016, nghĩa là đã hơn 100 năm sau khi John D. Rockefeller trở thành tỷ phú đầu tiên của Mỹ sau khi thành lập công ty kinh doanh dầu có tên là Stardard Oil vào cuối thế kỷ 19.
Tỷ phú Rockefeller
Không chỉ sự giàu có, dấu ấn của gia tộc Rockefeller cũng xuất hiện ở khắp mọi nơi khi nhìn lại lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ. Rất nhiều "niềm vinh quang" của nước Mỹ đều do gia tộc này tạo nên. Lý giải nguyên do con cháu của Rockefeller vẫn có thể phá bỏ "lời nguyền" đáng sợ một cách dễ dàng, nhiều người cho rằng tất cả đều nhờ vào nền tảng giáo dục gia đình.
John Davison Rockefeller Sr. không chỉ là doanh nhân giỏi mà còn là một người cha tuyệt vời. Những lời dặn dò của ông dành cho con cháu đều cho thấy được tầm nhìn hơn người. Cũng nhờ vậy mà các thế hệ con cháu đều tiếp tục sự thịnh vượng, nối dài sự thành công, giàu có của ông.
Trong một lá thư viết cho con trai mình, Rockefeller cũng đã nói rõ và cảnh báo con không được kết giao với hai loại người: Loại thứ nhất là loại người hoàn toàn đầu hàng và hài lòng với hiện trạng của bản thân; loại thứ hai là những người không thể thực hiện mục tiêu tới cuối cùng.
Ông Rockefeller gọi hai kiểu người này là "khối u tư duy" rất dễ lây lan tư tưởng tiêu cực cho người khác khi tiếp xúc. Điều tồi tệ là 2 loại người này xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống.
Do đó, Rockefeller khuyên con trai mình nên tránh xa 2 loại người này càng sớm càng tốt bởi ông luôn nghĩ rằng tính cách, tham vọng và địa vị hiện tại của một người có liên quan đến người mà họ kết giao.
"Cha lại nói về một chuyện hài hước thế này: Con lợn có thể trèo cây được nếu chúng ta khen và thuyết phục nó. Nghe buồn cười đúng không? Cũng giống như việc quản lý nhân sự - cấp trên tài giỏi là người biết lèo lái và khen ngợi cấp dưới. Và người lãnh đạo nào có tình cảm chân thành sẽ nhận được sự tôn trọng từ cấp dưới.
Một người không có tri thức là vô dụng. Nhưng một người có tri thức rất có thể trở thành nô lệ của tri thức. Mọi người cần biết rằng kiến thức có thể bị biến tướng bởi định kiến và hệ quả là một tâm lý bảo thủ bao trùm. Kiểu người như vậy luôn cho rằng: "Tôi hiểu rồi", "Tôi biết rồi", "Xã hội là thế này đây",…
Với cảm giác "hiểu" sẽ không còn hứng thú để biết. Và nếu không có hứng thú, động lực tiến lên thì mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán, dần vuột mất. Đây là lý do vì sao nhiều người thất bại nhưng không hiểu nguyên nhân.
Tuy nhiên, vì bị lòng tự trọng, sự sĩ diện chi phối nên nhiều người không nhận mình chưa hiểu vấn đề. Họ cảm thấy xấu hổ khi phải hỏi ý kiến người khác, sợ bị đánh giá, coi thường. Với họ, thiếu hiểu biết giống như một tội ác. Kiểu người này có khi cả đời không hiểu được câu ngạn ngữ tuyệt vời: "Mỗi khi chúng ta không hiểu sẽ tạo nên một bước ngoặt trong cuộc đời" - ông viết trong bức thư.
Ông cho rằng nếu con cái thường xuyên kết giao với người tiêu cực, bản thân sẽ trở nên tiêu cực, thậm chí là làm nhụt chí tiến thủ. Ngược lại, nếu con cái tiếp xúc với người có tham vọng thành công thì bản thân cũng tham vọng hơn, suy nghĩ sẽ phóng khoáng hơn và dễ thành công hơn.
Vì vậy, Rockefeller luôn dặn dò và nhắc nhở con trai nên biết "chọn bạn mà chơi", phải thường xuyên tiếp xúc với những người thành công, có chí cầu tiến.
Gia đình John Davison Rockefeller - tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ. Ảnh: Rockefeller Archive Center
Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra 4 điều cần duy trì trong một gia đình:
Đầu tiên, họp mặt gia đình đều đặn.
"Toàn thể gia đình chúng tôi gặp nhau 2 lần/năm, thường thì có hơn 100 thành viên trong cùng một căn phòng để ăn trưa vào ngày Giáng sinh chẳng hạn. Chúng tôi có một diễn đàn gia đình. Khi bạn 21 tuổi, bạn được mời đến những buổi họp mặt đó", ông cho biết.
Tại các buổi họp mặt, cả gia đình nói về hướng đi, các dự án, thành viên mới và bất kỳ tin tức nào khác liên quan tới sự nghiệp hay cột mốc quan trọng. Quan trọng là mọi người đều cảm thấy mình là một phần của đại gia đình, cho dù họ là dâu hay rể.
Thứ hai, Rockefeller cho rằng duy trì lịch sử gia đình là một việc quan trọng.
Gia đình Rockefeller làm điều này một phần thông qua những nơi "lưu dấu kỷ niệm" của gia đình, nơi mà họ có thể tụ tập và kết nối với quá khứ.
"Đó là những nơi quen thuộc và đã được truyền qua nhiều thế hệ. Tôi có thể quay trở lại nơi mà ông cố tôi đã sống cách đây hơn 100 năm để thấy ông, cũng như con trai ông và những người cháu đã sống thế nào", ông nói.
Thứ ba, theo Rockefeller, không còn duy trì một doanh nghiệp gia đình cũng là điều quan trọng. Nhiều vụ tranh chấp trong những gia đình giàu có là bắt nguồn từ việc kinh doanh, chẳng hạn như ai sẽ quản lý nó, nên quản lý nó thế nào và ai sẽ được hưởng lợi.
Gia đình Rockefeller đã không có một doanh nghiệp gia đình kể từ năm 1911, khi Stardard Oil bị chính phủ Mỹ chia nhỏ thành các công ty đại chúng vì luật chống độc quyền mới ở thời đó.
Với biến cố đó, tài sản Rockefeller đã được thay đổi từ một công ty khổng lồ duy nhất thành nhiều công ty được niêm yết công khai.
Kết hợp với một loạt quỹ ủy thác hiệu quả, các cổ phiếu và cổ phần tài chính đó được dễ dàng chuyển giao cho các thế hệ tương lai và ít bị ảnh hưởng bởi những cuộc chiến tài chính hơn.
Ông David Rockefeller Jr. chủ tịch của công ty Rockefeller & Co., nói rằng gia đình mình đã phát triển được một hệ thống giá trị, truyền thống và các tổ chức, giúp họ gắn kết với nhau và giữ gìn tài sản. - Ảnh: GETTY
Cuối cùng, chất keo gắn kết các thành viên lại với nhau đó là các giá trị gia đình, cụ thể là lòng nhân ái.
Hiện tại, các tổ chức từ thiện bao gồm Quỹ Rockefeller, Quỹ Anh em Rockefeller và Quỹ David Rockefeller - do các thành viên nhà Rockefeller xây dựng có tổng giá trị hơn 5 tỉ USD.
Các thành viên trong gia đình được khuyến khích tham gia vào các quỹ từ thiện và lựa chọn các vấn đề xã hội mà họ muốn thúc đẩy. Các quỹ hoạt động và lấy danh tính của gia đình làm trung tâm.
Các hậu duệ của gia tộc Rockefellers đã duy trì các giá trị cốt lõi của John Rockefeller Jr., cùng với giá trị cốt lõi được khắc trên đá tại Rockefeller Center: "Mọi quyền lợi đều bao hàm trách nhiệm; mọi cơ hội đều là nghĩa vụ; mọi sự sở hữu đều là đặc ân".
David Rockefeller Jr., vẫn còn nhớ là đã làm từ thiện bằng những đồng tiền tiêu vặt đầu tiên của mình lúc 10 tuổi.
Khi đó, ông thường được nhận tiền tiêu vặt vào chủ nhật, và dành một phần trong đó cho nhà thờ hoặc một trường hợp cần giúp đỡ khác - còn John Rockefeller Jr thì đã cho đi một phần trong tháng lương đầu tiên của mình.
"Nếu các giá trị đó không còn sống, thì những lời nói sẽ đã không có một tác động gì. Vì thế, tôi nghĩ rằng gia đình mình đã cố gắng hết sức để làm sống những giá trị đó. Cho đi nhiều thì sẽ nhận lại được nhiều thôi", David Rockefeller Jr. đúc kết.
Nguồn: [Link nguồn]
Ngoài Elon Musk thì cả hai đứa con còn lại của bà Maye Musk cũng rất thành công trong lĩnh vực của mình. Vậy bà đã làm thế nào để nuôi dạy các con thành công đến vậy?