2 chàng trai được 8 đại học danh tiếng nước Mỹ giành nhau gây rúng động
2 chàng trai lớn lên trong 2 hoàn cảnh trái ngược và cả cách giáo dục cũng khác nhau nhưng họ lại có một điểm chung để có thể đạt được thành tích như hiện tại.
Có 2 chàng trai người Mỹ tên là Martin và Kvass đã giành được tất cả các thư mời nhập học từ 8 trường danh tiếng trong Ivy League: Harvard, Yale, University of Pennsylvania, Princeton, Columbia, Brown, Dartmouth, và Cornell. Họ cũng nhận được thông báo nhập học từ Stanford và MIT. Cuối cùng Martin đăng ký vào Stanford và Kvass đã chọn Yale.
Đối với nhiều thí sinh, chưa nói đến chuyện trúng tuyển 8 trường cùng lúc, chỉ cần được nhận vào 1 trường trong khối Ivy League cũng đủ khiến họ mãn nguyện. Không nghi ngờ gì nữa, Martin và Kvass là những học sinh siêu giỏi, nhanh chóng sau đó cả 2 được cả kênh CNN đưa tin, gây xôn xao xã hội.
Tuy nhiên, sau khi đọc câu chuyện của họ, mọi người phát hiện ra rằng, 2 học sinh này đến từ những môi trường hoàn toàn trái ngược nhau và nhận được sự giáo dục của gia đình rất khác nhau.
Giáo dục gia đình
- Martin được giáo dục kiểu tự do
Martin là một chàng trai người Mỹ bản địa, có gia cảnh tương đối tốt. Cha cậu là một nhà gây quỹ, còn mẹ là y tá. Ngay từ nhỏ, Martin đã bộc lộ mình là người rất thông minh.
Mẹ của Martin nói rằng, cậu là một đứa trẻ thích tò mò, từ nhỏ đã thường xuyên mày mò làm nhiều đồ trang trí, đặt câu hỏi về nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên. Lúc này, vợ chồng cô sẽ kiên nhẫn giải thích và tạo cơ hội cho Martin tự khám phá.
"Nếu trẻ đang làm điều gì đó tích cực, chúng ta nên cho phép chúng làm những điều mình muốn", mẹ của cậu nói.
Cha mẹ của Martin là một người có nền giáo dục điển hình, dù là đối với Martin hay 2 người chị, họ không bao giờ hỏi về điểm số hay thứ hạng mà luôn động viên con cái làm những gì chúng muốn, chỉ hỗ trợ khi cần thiết.
Mẹ của Martin tin rằng, việc học cách tự lập và tự chủ động là điều rất quan trọng đối với trẻ em. Đúng vậy, khả năng này không chỉ có lợi cho cuộc sống đại học của Martin mà còn giúp ích cho cậu trong suốt cuộc đời. Đây cũng là động lực thực sự để Martin nhận ra giá trị bản thân.
Martin không chỉ đạt điểm A trong học tập và đạt điểm cao trong các kỳ thi tiêu chuẩn, cậu còn phát triển rất tốt các sở thích của mình như chơi violin và tham gia vào dàn hợp xướng. Cậu đã giành được các giải thưởng và danh hiệu. Cậu còn giữ các vị trí trong nhiều câu lạc bộ.
Điều đáng khen nhất là Martin có mục tiêu và hướng đi rõ ràng cho mình trong quá trình học.
Lớn lên trong tình trạng ô nhiễm hơn của North Dakota, Martin coi việc cân bằng kinh tế và bảo vệ môi trường là mục tiêu cả đời của mình và sẵn sàng làm việc chăm chỉ vì nó.
Với những thành tích, lý tưởng và hoài bão, Martin xứng đáng được nhận vào 8 trường Ivy League cùng lúc. Khi được hỏi về bí quyết thành công, cậu nói rằng, chính sự tự do do cha mẹ ban tặng đã làm nên tất cả những gì cậu có như bây giờ.
- Kvass được giáo dục theo kiểu áp lực
Cùng một tài năng được nhận và cạnh tranh cho 8 trường Ivy League, đó là Kvass nhưng những chia sẻ của cậu đưa ra khá khác biệt so với Martin. Cậu cho rằng, bí quyết thành công rất đơn giản, đó là chịu áp lực cao và kiểm soát chặt chẽ từ cha mẹ.
Kvass xuất thân từ một gia đình nhập cư người Mỹ gốc Phi với điều kiện gia đình trung bình, cả bố và mẹ đều làm công việc liên quan đến y tá. Kvass và chị gái của mình đã đạt gần như điểm tuyệt đối vì cha của cậu không thể chịu được bất kỳ điểm nào của họ dưới 95.
"Tôi đã nói với các con tôi, từ 95 đến 100 điểm, đây là mục tiêu mà con nên có. Đây phải là khoảng điểm cho tất cả các môn học mà con tham gia. Chỉ cần con tập trung, con chắc chắn sẽ làm được", cha của Kvass nói.
Là một gia đình nhập cư ở Mỹ, cha mẹ của Kvass đã trải qua rất nhiều khó khăn để có thể bám trụ lại đây. Họ nhận ra vấn đề chủng tộc luôn tồn tại, những lời chế giễu và khinh thường như "người da đen là kẻ lười biếng và cặn bã", "người da đen có IQ thấp" luôn vây quanh.
Với mong muốn con mình có thể thoát khỏi cái nghèo và sự khinh thường của mọi người. Cha của Kvass đã đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với việc học của con mình, buộc con cái phải hoàn thành những điều tưởng chừng như không thể.
“Mọi người nghĩ tôi điên rồ, nhưng bạn thấy đấy, ép trẻ em thử thách giới hạn, nhiều thứ có thể làm được!” Ebenezer- cha của Kvass nói trong cuộc phỏng vấn.
Kết quả là, Kvass có điểm số xuất sắc và đạt nhiều giải thưởng. Giống như Martin, cậu còn hiểu rất rõ về kế hoạch cuộc sống và định hướng phát triển trong tương lai.
Bị cha mẹ ảnh hưởng, Kvass rất thích nghề y. Từ khi học cấp 2, cậu đã kiên quyết làm tình nguyện viên trong trung tâm y tế và thực hiện các nghiên cứu sinh học độc lập.
Cũng giống như Martin, Kvass chân thành cảm ơn cha mẹ của mình vì sự giáo dục nghiêm khắc mà cậu đã nhận được khi còn nhỏ, cho phép cậu đạt được những thành tựu như ngày hôm nay.
Cách giáo dục của gia đình rất khác nhau, nhưng những đứa trẻ được nuôi dưỡng đều có cùng mục tiêu theo những lộ trình khác nhau.
Không có cách nuôi dạy con cái nào chung cho tất cả
Có lẽ câu chuyện của Martin và Kvass, mọi người sẽ thấy được sự mâu thuẫn giữa 2 cách dạy của gia đình.
Giáo sư Ronald ở Đại học Harvard và Tasha - một phóng viên của Boston Globe, cũng thắc mắc về sự mâu thuẫn này. Vì vậy, họ đã phỏng vấn 200 người đạt thành tích cao trên khắp thế giới để chia sẻ một vấn đề: “Cha mẹ đóng vai trò gì trong thành công của bạn?”. Cần lưu ý rằng, những người đạt thành tích cao ở đây không chỉ đơn giản là có điểm tốt, trình độ học vấn cao và sự nghiệp thành công mà còn đề cập đến những người trưởng thành có thể nhận thức đầy đủ về bản thân, phát huy tối đa tiềm năng bản thân.
Giáo sư Ronald và phóng viên Tasha sau khi tiến hành rất nhiều lần thu thập, nghiên cứu và so sánh nhiều lý thuyết, phương pháp giáo dục khác nhau đã đưa ra một kết luận đáng ngạc nhiên. Kết quả cho thấy, đằng sau 200 người đạt thành tích cao, không có phương pháp nuôi dạy con cái ưu việt nào nhất của người châu Á hay người Mỹ.
Tất cả họ đều có một số đặc điểm nuôi dạy con cái rất rõ ràng, chẳng hạn như:
1. Những bậc cha mẹ này sẽ dạy con cái họ những khái niệm số đơn giản và từ vựng cơ bản trước 5 tuổi, bất kể họ có trình độ học vấn như thế nào.
2. Có thể nói chuyện bình đẳng với trẻ em, tôn trọng, suy nghĩ thấu đáo và trả lời các câu hỏi của chúng một cách nghiêm túc.
3. Không phân biệt hoàn cảnh kinh tế xã hội, cùng kiên trì dành thời gian và tìm kiếm nguồn lực để giúp các con mình đạt kết quả học tập tốt hơn.
4. Họ sẽ quan sát sự phát triển và học tập của trẻ bất cứ lúc nào, điều chỉnh các phương pháp kịp thời để hướng dẫn sự phát triển.
5. Có mong muốn ấp ủ từ lâu về kế hoạch tương lai của trẻ, kể lại câu chuyện trưởng thành của chính mình để kích thích sự nhiệt tình của con cái, để trẻ hiểu cha mẹ muốn chúng có phẩm chất gì, chúng sẽ trở thành người như thế nào.
Dạy trẻ theo cách phù hợp với sở thích, năng khiếu bản thân là điều đúng đắn nhất
Quay trở lại câu chuyện của Martin và Kvass, chúng ta sẽ thấy rằng, phương pháp giáo dục của cha mẹ họ cũng phù hợp với đặc điểm tính cách và môi trường trưởng thành của chính đứa trẻ.
Martin lớn lên trong một môi trường tốt, bản tính tò mò, thích tìm tòi, khám phá nên cha mẹ không nên ép buộc mà hãy thả ra, điều này sẽ kích thích bản chất của trẻ và phát huy tối đa.
Tuy nhiên, Kvass là một người mới nhập cư, cộng với ảnh hưởng của sự phân biệt chủng tộc và điều kiện gia đình, áp lực sẽ dễ thành công hơn sự tự do như Martin.
Nguồn: [Link nguồn]
Cậu bé này đã tận dụng khoảng thời gian trong thời kỳ dịch bệnh để học nhiều môn học cùng lúc.