13 nguyên tắc giáo dục con cái của những gia đình hạnh phúc

Sự kiện: Dạy con
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Có rất nhiều quy tắc trong gia đình nhưng các điều sau đây là cốt lõi, làm kim chỉ nam giữ cho đời sống trong gia đình được an lành và hạnh phúc. Con cái sẽ trở nên ngoan ngoãn, hiếu thảo.

1. Bình đẳng

Nghiên cứu tâm lý chứng minh rằng, việc con cái có thể được phép tranh luận/trò chuyện/ứng xử ngang hàng với cha mẹ không chỉ là biểu hiện của tình yêu thương lẫn nhau mà còn giúp trẻ hình thành sự tự tin, phân biệt đúng sai, làm phong phú thêm trí tưởng tượng và óc sáng tạo.

Tác động của "chế độ độc tài" hay phân biệt trên dưới theo hướng cổ hủ và tiêu cực là yếu tố có thể ảnh hưởng tới nhân cách của trẻ một cách nặng nề.

Nhiều bậc cha mẹ có tư tưởng rằng, sau khi đã dành cả đời làm việc chăm chỉ để nuôi dạy con cái, con cái nên nghe lời mình và phải vâng lời mình.

Quan niệm này nên được thay đổi, và trẻ em nên được coi là bình đẳng với chính cha mẹ mình.

Nghiên cứu tâm lý chứng minh rằng, việc con cái có thể được phép tranh luận/trò chuyện/ứng xử ngang hàng với cha mẹ không chỉ là biểu hiện của tình yêu thương lẫn nhau mà còn giúp trẻ hình thành sự tự tin. Ảnh minh họa

Nghiên cứu tâm lý chứng minh rằng, việc con cái có thể được phép tranh luận/trò chuyện/ứng xử ngang hàng với cha mẹ không chỉ là biểu hiện của tình yêu thương lẫn nhau mà còn giúp trẻ hình thành sự tự tin. Ảnh minh họa

2. Tuân thủ giờ giấc theo quy định

Đối với con cái, cha mẹ nên áp dụng giờ "giới nghiêm". Con sẽ chỉ được phép ở ngoài đến 1 khung giờ nhất định nào đó và không được về trễ.

Đặt ra giờ đi ngủ cũng rất quan trọng. Điều đó sẽ giúp trẻ không thức quá khuya, ngủ đủ giấc. Việc đặt ra giờ giấc trong nhà rất là quan trọng, đặc biệt khi gia đình bạn có con gái.

Nếu 1 bạn gái thường xuyên đi sớm về muộn, hoặc đi qua đêm không về nhà, con sẽ dễ bị người khác nhìn vào đánh giá.

Mặt khác, việc đi chơi đêm cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm rủi ro. Con có thể gặp các đối tượng xấu, những kẻ biến thái...

Muốn con cái tuân thủ giờ giấc theo quy định, cha mẹ cũng phải làm gương. Không có người bố, người mẹ nào thường xuyên về muộn lại có thể yêu cầu con về đúng giờ được cả.

Một số quy định giờ giấc nên áp dụng như thức dậy đúng giờ cùng ăn sáng với gia đình, về nhà trước giờ ăn tối, thời gian chơi game, xem TV mỗi ngày...

3. Nuôi dưỡng các mối liên hệ

Cách tốt nhất và dễ dàng nhất để thúc đẩy hạnh phúc của con là giúp bé gắn kết với bố mẹ, các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, hàng xóm và với cả vật nuôi.

Cha mẹ nên trò chuyện, chia sẻ, tham gia vào cuộc sống của con cái để hiểu những gì đang xảy ra. Từ đó, giúp con giải quyết các tình huống khó khăn cũng như hiểu được cảm xúc của con.

Bằng cách trò chuyện về những tình huống khó khăn này, bạn sẽ giúp con mình học cách xử lý những vấn đề mà chúng đang gặp phải ở hiện tại và cả những khó khăn phải đối mặt trong tương lai.

4. Tôn trọng

Chỉ khi chúng ta tôn trọng con cái thì con cái mới tôn trọng chúng ta, một số cha mẹ chỉ mong con cái nghe theo lời mình nói, không có chính kiến riêng hay tranh cãi, nếu không sẽ lớn tiếng khiển trách con cái.

Kiểu trẻ em sống trong môi trường gia đình như thế này khi lớn lên rất có thể sẽ là người sống ba phải, thiếu suy nghĩ độc lập, luôn phải làm việc/hành động theo người khác, không có quan điểm riêng.

5. Dành thời gian cho con cái

Theo các chuyên gia tâm lý, nguyên nhân trẻ càng lớn càng xa cách bố mẹ chủ yếu đến từ việc giữa phụ huynh và con cái không có sự giao tiếp thường xuyên.

Khi trẻ bắt đầu nói ra suy nghĩ của mình nhưng cha mẹ lại không quan tâm hoặc gạt đi, dần dần sẽ khiến chúng xa cách, không muốn chia sẻ.

Sẻ chia là kết quả của yêu thương, tôn trọng và bình đẳng trong gia đình. Nếu trong gia đình "mạnh ai nấy sống" thì sẽ rất tẻ nhạt, ảm đạm.

Vì vậy dù bận đến đâu, cha mẹ hãy đặt quy định để các thành viên ở bên nhau nhiều hơn.

Dù bận rộn đến đâu, phụ huynh cũng nên có thời gian cho gia đình. Ít nhất là tất cả các thành viên đều có mặt vào các bữa ăn.

Sau khi ăn tối, cả nhà có thể dành thời gian trò chuyện, xem TV, uống trà, chơi game với nhau. Vào cuối tuần, cả nhà có thể đi chơi, cùng nhau đi cắm trại...

6. Dạy trẻ thể hiện lòng biết ơn

Giúp con biết thể hiện lòng biết ơn là cách để nuôi dạy trẻ hạnh phúc, khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, cha mẹ không nên ép buộc trẻ phải nói lời cảm ơn khi không hiểu rõ ý nghĩa của nó. Bạn có thể tạo thói quen cho gia đình để nói về những điều bạn cảm thấy biết ơn.

Điều này sẽ giúp trẻ học cách tìm kiếm những điều mà chúng có thể biết ơn trong cuộc sống hàng ngày.

7. Sự tự do

Nhiều bậc cha mẹ kiểm soát con cái rất nghiêm khắc nhưng kết quả nhận được lại là sự vô ơn, thậm chí dẫn đến bi kịch.

Chúng ta nên tin vào khả năng của trẻ em và cho chúng một không gian để phát triển tự do.

Khi trẻ được phát triển tự do, chúng cảm thấy được sống là chính mình, có thể làm điều mình muốn và cũng hiểu được giá trị sống mà cha mẹ mang lại, từ đó nảy sinh lòng biết ơn.

8. Dạy trẻ trân trọng những gì đang có

Bố mẹ nên dạy trẻ biết ơn và bằng lòng với những gì mình đang có.

Lòng biết ơn giúp trẻ biết cảm thông, chia sẻ và trân trọng cuộc sống. Đồng thời những đứa trẻ hài lòng và biết ơn sẽ sống hạnh phúc hơn.

Những đứa trẻ biết ơn cũng rất trân quý gia đình và luôn tìm mọi cách đền đáp công ơn trời bể của cha mẹ, nhất là khi cha mẹ đã đến tuổi "xế chiều".

9. Nuôi dưỡng hạnh phúc của chính bạn

Trẻ học hỏi rất nhiều từ cha mẹ. Bởi vậy, tâm trạng của cha mẹ vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng một đứa trẻ hạnh phúc.

Cha mẹ nên đảm bảo sức khỏe phù hợp, bao gồm giấc ngủ, dinh dưỡng và tập thể dục.

Chăm sóc bản thân, thiền, đọc sách và vận động cơ thể, tham gia vào các hoạt động,... sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc, niềm vui. Điều này sẽ khuyến khích con bạn làm điều tương tự.

10. Sự thống nhất

Giáo dục gia đình phải thống nhất với nhà trường, nếu không con cái sẽ không biết phải làm thế nào, nghe bên nào khi hai bên không thống nhất, không cùng quan điểm.

Ngoài ra, quan điểm giáo dục giữa các thành viên trong gia đình cũng phải thống nhất, nếu không đứa trẻ sẽ không biết nghe theo ai, và kết quả là không nghe theo ai cả.

Sản phẩm mà bạn kỳ vọng nhận được sẽ là một phiên bản ương bướng, không nghe lời hoặc trở nên lầm lũi.

Sự giàu có nhờ công sức lao động là quý giá nhất. Vì vậy hãy dạy con cái lao động. Việc đó có thể đào tạo con từ nhỏ bằng cách dạy chúng làm việc nhà. Ảnh minh họa

Sự giàu có nhờ công sức lao động là quý giá nhất. Vì vậy hãy dạy con cái lao động. Việc đó có thể đào tạo con từ nhỏ bằng cách dạy chúng làm việc nhà. Ảnh minh họa

11. Ai cũng phải làm việc

Sự giàu có nhờ công sức lao động là quý giá nhất. Vì vậy hãy dạy con cái lao động. Việc đó có thể đào tạo con từ nhỏ bằng cách dạy chúng làm việc nhà.

Cả người lớn và trẻ em phải tham gia vào dọn dẹp nhà cửa. Ngoài ra, thực hiện các công việc thường nhật như rửa bát, quét nhà, nấu cơm,… là cách rèn luyện sức khỏe hiệu quả.

Đồng thời cũng giúp trẻ giảm thời gian sử dụng TV, các thiết bị điện tử. Khi dạy con làm việc nhà, trẻ sẽ có tính tự lập, không dựa dẫm vào người khác.

Để đảm bảo việc nhà được thực hiện, cha mẹ nên lên lịch phân công việc nhà cho các thành viên.

Hãy lưu ý chia việc theo sở thích và sức lực của mỗi người để các thành viên không cảm thấy áp lực khi làm việc.

12. Đừng cố gắng làm cho con bạn hạnh phúc

Nghe có vẻ ngược đời, nhưng điều tốt nhất bạn có thể làm cho hạnh phúc lâu dài của con mình có thể là ngừng cố gắng giữ chúng lại.

Ông Bonnie Harris, người sáng lập của tổ chức giáo dục trẻ em Core Parenting ở Peterborough, New Hampshire cho rằng:

"Nếu chúng ta đặt con mình vào một chiếc bong bóng và đáp ứng mọi mong muốn của chúng thì chúng sẽ quen. Trong khi, thế giới thực không phải như vậy".

Cha mẹ thường muốn con mình vui vẻ, làm theo ý con mỗi khi bé tỏ ra tức giận, buồn rầu hay thất vọng.

Tuy nhiên, ông Harris cảnh báo, những trẻ không được học cách xử lý những cảm xúc tiêu cực sẽ có nguy cơ bị suy sụp khi đối mặt với những thách thức đó ở tuổi trưởng thành.

Con sẽ khó phát triển các kỹ năng xử lý và hồi phục tâm lý sau những thất bại không thể tránh khỏi của cuộc sống.

13. Chấp nhận thất bại và thành công

Edward Hallowell, nhà tâm lý học, tác giả của cuốn sách The Childhood Roots of Adult Happiness từng nói rằng:

"Sai lầm lớn nhất mà các bậc cha mẹ tốt mắc phải là làm quá nhiều cho con cái của họ".

Hãy cố để con tự làm những gì chúng có khả năng dù chúng có phải vất vả hay khó khăn một chút.

Một khi thành công chúng sẽ cảm thấy hân hoan khi chinh phục được thử thách cũng như được đối mặt với thử thách nếu bị thất bại.

Hãy tập trung vào việc tạo điều kiện cho trẻ học các kĩ năng mới nếu bạn muốn thúc đẩy lòng tự tôn, tự tin của con. Việc chinh phục khó khăn sẽ giúp xây dựng sự tự tin thực sự.

Điều này sẽ giúp trẻ tiếp cận những thách thức trong tương lai với niềm say mê và lạc quan, yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ có một cuộc sống hạnh phúc.

Những đứa trẻ thường xuyên phải nghe những câu dưới đây từ bố mẹ về lâu dài sẽ hình thành nên tính cách tự ti, buồn chán chính bản thân mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN