13 hành vi chỉ những đứa trẻ EQ cao mới có
Khoa học đã chứng minh những đứa trẻ có EQ cao có xu hướng tham gia tích cực các hoạt động ở trường, có mối quan hệ tốt hơn, đạt điểm cao hơn. Khi trưởng thành, những bé có EQ cao cũng có xu hướng thành công hơn nhũng đứa trẻ khác.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các con, nền tảng của thành công và xây dựng mối quan hệ bền vững. Hơn thế, chỉ số EQ còn có tác động tích cực đến việc cải thiện hành vi và tạo tâm thế lạc quan, vui vẻ cho trẻ.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết con bạn đang phát triển tốt chỉ số cảm xúc:
1. Con hiểu rõ cảm xúc của bản thân
Khi một đứa trẻ bắt đầu nhận thức và miêu tả được cảm xúc của bản thân thì đó chính là bước đầu tiên hình thành trí tuệ cảm xúc của con. Ban đầu, cách biểu đạt của trẻ có thể chỉ với vài từ đơn giản như "con buồn", và bị giới hạn với một số từ miêu tả cảm xúc cơ bản. Tuy nhiên, từng bước con sẽ dần hoàn thiện mình và có khả năng diễn tả cảm xúc phức tạp hơn khi trưởng thành.
Giáo sư Kai-Fu Lee từng nói: "Trong bất kỳ lĩnh vực nào, EQ quan trọng gấp đôi IQ". Một đứa trẻ có chỉ số IQ cao chưa chắc đã thành công, nhưng một đứa trẻ có chỉ số EQ cao nhất định sẽ làm được những việc phi thường. Ảnh minh họa
2. Con dễ dàng nhận ra cảm xúc của người khác
Trẻ có chỉ số EQ cao có thể cảm nhận chính xác cảm giác của người khác. Trước khi có thể đồng cảm với ai đó, bạn cần có khả năng đọc được cảm xúc của họ. Ví dụ như 'cô ấy đang cười, con cá là cô ấy đang hạnh phúc', 'bạn ấy nằm gục xuống, có lẽ bạn ấy rất mệt mỏi' hoặc 'bạn ấy khóc, có lẽ con nên giúp đỡ để bạn bớt buồn'...
3. Có thể nhớ tên người khác và chào đúng lúc
Những đứa trẻ có EQ cao có thể nhớ tên của những người mà chúng đã tiếp xúc. Đừng coi thường điểm này, đôi khi chính người lớn cũng quên tên một số người họ gặp trên đường. Nhưng một số trẻ có trí nhớ rất tốt, chỉ cần gặp vài lần là trẻ sẽ không quên.
4. Trẻ biết thông cảm
Nhận biết tình trạng cảm xúc của người khác và thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông không phải là một kỹ năng dễ dàng học được ở người lớn, chứ chưa nói gì đến trẻ em. Nếu trẻ biết ôm bạn khi thấy bạn buồn, hay muốn giúp đỡ những đứa trẻ khác ở sân chơi, thì đó chính là dấu hiệu của sự thông cảm.
Ảnh minh họa
5. Tự điều chỉnh hành vi
Đến một thời điểm nhất định trẻ tự nhận thức được hành vi của mình ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc và suy nghĩ của mọi người xung quanh. Chẳng hạn như nếu con bỏ bữa tối thì mẹ sẽ buồn lòng, nếu con đánh bạn trong lớp sẽ làm bạn tổn thương… Những đứa trẻ với chỉ số EQ cao có khả năng kiểm soát được hành vi và giảm thiểu khả năng khiến người xung quanh khó chịu, phiền lòng.
6. Con có thói quen nhìn nhận từ quan điểm của người khác
Trẻ có chỉ số EQ cao có thể đi vừa 'đôi giày' của người khác, cảm nhận những gì họ đang trải qua và nhìn thế giới từ quan điểm của họ.
Khi trẻ có thể đứng trên lập trường của người khác mà nhìn nhận chứng tỏ trẻ có khả năng nắm bắt, đồng cảm cũng như xử lý xung đột một cách hoà bình. Đây là thói quen tốt cần cho cuộc sống trong tương lai. Trẻ sẽ ít phán xét người khác, nhận biết được giá trị của sự khác biệt, lên tiếng cho những người bị hại, an ủi hỗ trợ người gặp khó khăn.
7. Lắng nghe cẩn thận những gì người khác nói, thay vì chỉ nói về mình
Những người có EQ cao là những người giỏi lắng nghe, trong đó bao gồm lắng nghe những gì người khác nói, lắng nghe cẩn thận những gì người khác nói, lắng nghe nhiều hơn và quan sát nhiều hơn, thay vì tự mình nói về điều đó.
Lắng nghe là biểu hiện của việc tôn trọng người khác. Lắng nghe là tiền đề của giao tiếp tốt hơn. Lắng nghe là cách giao tiếp tốt nhất giữa con người với nhau, và là trọng tâm của tương tác xã hội không thể bỏ qua.
Một đứa trẻ biết im lặng lắng nghe người khác, không tùy tiện ngắt lời người khác, là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc cao.
8. Trẻ tò mò
Cởi mở và luôn muốn học hỏi thêm về thế giới xung quanh là một dấu hiệu của trí tuệ xúc cảm. Nếu con bạn liên tục hỏi "vì sao" hay bị cuốn hút bởi những câu chuyện về cách mọi người vượt qua khó khăn, thử thách thì bạn hoàn toàn nên khuyến khích trẻ tiếp tục làm như vậy.
9. Đóng vai trò người hòa giải trong quan hệ bạn bè
Nỗ lực giải quyết vấn đề giữa những người bạn là một kĩ năng mà con thể hiện rất tốt. Con có thể đóng vai trò người hòa giải trung gian cho những khúc mắc của bạn bè. Để làm được điều này, không chỉ bằng lời nói, trẻ cần có khả năng cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh. Chưa hẳn là một sứ giả hòa bình của Liên hợp quốc nhưng con hoàn toàn có thể là 1 sứ giả hòa bình của những người bạn.
10. Con cảm thấy dễ chịu khi nói "không"
Trẻ có EQ cao có nhiều khả năng thiết lập và thực thi các ranh giới cá nhân. Trẻ sẵn lòng nói "không" để từ chối, duy trì giới hạn hợp lý.
Ảnh minh họa
11. Ít khi nói những lời tiêu cực mà luôn suy nghĩ theo hướng tích cực
Trẻ có EQ cao ít khi nói những lời tiêu cực mà thường tích cực và có thể mang lại năng lượng tích cực cho người khác. Chúng không chỉ trích, đổ lỗi hay phàn nàn và cũng không truyền những cảm xúc tồi tệ của mình cho những người không liên quan. Một đứa trẻ như vậy sẽ không tùy tiện nổi nóng với người thân của mình.
12. Trẻ thích nghi tốt với những thay đổi
Đây cũng là điều khó khăn với người lớn, đặc biệt là những thay đổi không được suôn sẻ như dự định. Nếu bé nhà bạn cảm thấy dễ dàng với những thay đổi trong thói quen hay có thể kiểm soát được những tin không mong đợi hay đáng thất vọng, thì tin vui là chúng đã học được một yếu tố then chốt của trí tuệ xúc cảm rồi đấy. Bố mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển khả năng này bằng cách làm mẫu cho trẻ cách ứng xử khi gặp những tình huống không mong đợi hay khủng hoảng.
13. Con thể hiện lòng biết ơn
Trẻ có EQ cao biết cách thể hiện lòng biết ơn với những gì trẻ đang có. Trẻ sẽ không nói lời cảm ơn theo phản xạ vì tính lịch sự mà hiểu tại sao bản thân làm như vậy.
3-12 tuổi là độ tuổi tốt nhất để phát triển EQ của trẻ, và giai đoạn 3-6 tuổi là giai đoạn then chốt để nuôi dưỡng EQ của trẻ.
Nguồn: [Link nguồn]