13 câu nói giúp cha mẹ kiểm soát sự giận dữ, cảm xúc của trẻ cực hiệu quả
Cha mẹ nên áp dụng những câu nói này trong những tình huống khi tâm trạng con bất ổn.
1. Đôi khi mẹ cũng tức giận. Nếu con muốn khóc thì hãy khóc thật to lên
Điều quan trọng không phải là dạy trẻ kìm nén nỗi buồn mà hãy để chúng thể hiện cảm xúc. Nhiều khi việc khóc thật to sẽ giải tỏa nỗi buồn, sự tức giận tốt hơn là làm những việc điên rồ khác.
2. Hình như con đang buồn à?
Đôi khi bạn có thể cố gắng gợi ý những cảm xúc mà con đang cảm thấy như một cách để chế ngự nó. Cha mẹ có thể hỏi con rằng: “Hình như con đang buồn à?” để thể hiện sự quan tâm, đồng cảm và giúp con cảm thấy không đơn độc.
3. Khi con ném đồ chơi nghĩa là con không thích chơi món đồ đó nữa phải không?
Thay vì bảo con hãy ngừng ném đồ đạc thì phụ huynh cố gắng cho con thấy quan điểm của họ và khuyến khích con bày tỏ quan điểm của mình rõ ràng.
4. Con bị ngã và đầu gối bị trầy xước rồi!
Thay vì đánh lạc hướng hoặc giảm thiểu cảm xúc của trẻ thì bạn nên giúp chúng cảm nhận được cảm xúc của chính mình. Điều này nhằm giúp trẻ sẽ biết phải làm gì với những cảm xúc lớn trong tương lai.
5. Con có thể tức giận nhưng không được phép đánh ai. Chúng ta không được làm người khác đau chỉ vì sự tức giận của mình
Mặc dù cố gắng hiểu con là điều rất quan trọng nhưng bạn cũng cần hạn chế cách chúng thể hiện cảm xúc của mình, đặc biệt là khi nói đến bạo lực. Thay vì nói con đừng có đánh người khác thì hãy giải thích cho con rằng chúng có thể thể hiện cảm xúc của mình nhưng không phải là thông qua hành động.
6. Những gì con cảm thấy bây giờ sẽ nhanh chóng trôi qua thôi!
Trong một thời điểm nào đó khi tâm trạng con bất ổn đến mức chúng nghĩ rằng đó là ngày tận thế thì hãy nói với chúng câu này để khích lệ sự lạc quan.
7. Chúng ta có thể bắt đầu lại không?
Trước khi con tức giận, buồn bã vì một điều gì đó hãy khuyến khích chúng cùng làm lại việc đó để kiểm soát cơn giận dữ của chúng.
8. Chúng ta có thể học được gì từ việc này?
Việc khuyến khích con bạn phát triển thông qua những sai lầm là điều tích cực có thể đạt được từ các giai đoạn. Sau mỗi tình huống bộc phát, cha mẹ nên hỏi và truyền cho con những điều có thể rút ra từ đó.
9. Con có muốn hỏi bạn kia rằng con sẽ mượn đồ chơi khi bạn chơi xong không? Trong lúc chờ bạn chơi xong, chúng ta có thể chơi trò này!
Khi con của bạn muốn một món đồ chơi mà một đứa trẻ khác đang chơi, bạn có thể giúp chúng đối phó với cảm xúc bằng cách đề xuất một giải pháp thay thế. Bạn cho con biết rằng chúng vẫn có thể có được những gì mong muốn miễn là cố gắng để có được nó đúng cách.
10. Không sao đâu, con sẽ làm tốt mà
Trẻ có thể vừa làm một điều gì đó vừa lo sợ sẽ gây ra điều không mong muốn. Lúc này cha mẹ hãy động viên con để xua tan nỗi lo lắng đó.
11. Con có muốn mẹ giúp đỡ không?
Cho phép con lựa chọn liệu cha mẹ có nên giúp đỡ trong việc giải quyết vấn đề của chúng hay không là phương án để trẻ thể hiện khả năng giải quyết tình huống. Việc này sẽ giúp con biết rằng bạn luôn sẵn sàng giúp khi chúng cần.
12. Hãy hít thở nào!
Hãy cho con bạn thời gian riêng tư để điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Đây chính là lúc chúng lấy lại bình tĩnh.
13. Con không muốn rời khỏi sân chơi này. Vậy con cần gì thì mới rời khỏi đây?
Thay đổi chuyển qua một hoạt động mới có thể là một thách thức đối với một đứa trẻ. Sử dụng câu nói này với trẻ để cho chúng cơ hội thích nghi với sự thay đổi dễ dàng hơn.
Làm cha mẹ nào đâu có dễ vì phải biết ứng biến với đủ trò nghịch ngợm kỳ lạ của con.