13 cách dạy trẻ tự chủ động làm bài tập ở nhà
Đối với cha mẹ, không có gì tuyệt vời bằng việc con cái chủ động ngồi vào bàn làm bài mà không cần đợi cha mẹ nhắc nhở hay la mắng.
1. Cha mẹ nói chuyện với con cái rõ ràng, với thái độ nhẹ nhàng và tôn trọng
Điều cha mẹ cần quan tâm nhất là bản thân phải biết cách kiểm soát cảm xúc của mình khi nói chuyện với con cái, nhất là khi có liên quan tới việc học. Cha mẹ không nên la hét, tranh cãi, mà chỉ cần nói với giọng điệu bình thường để trẻ có thể hiểu hết được. Kiểu giao tiếp tôn trọng và trực tiếp này sẽ giúp tránh xung đột giữa cha mẹ và con cái, giữ không khí hòa bình trong gia đình.
2. Xác định các quy tắc rõ ràng
Là cha mẹ, bạn có những quyền hạn nhất định của mình. Tuy nhiên, người có thẩm quyền không giống như người độc đoán. Bạn có thể đặt ra các quy tắc cho con cái, nhưng cần nói một cách dễ chịu, thay vì ép buộc chúng phải tuân thủ. Bạn cũng nên nhớ rằng, bản thân mình cũng cần tuân thủ các quy tắc này, để trẻ thấy được sự nghiêm túc.
3. Chấp nhận điểm số của con cái
Là cha mẹ, chắc hẳn bạn cũng có những kỳ vọng nhất định về con cái của mình. Điều này là hoàn toàn bình thường vì bạn muốn điều tốt nhất cho con mình. Bạn có thể kỳ vọng con mình trở thành người này người kia hay vào được những trường đại học tốt nhất. Để con mình có thể đạt được những điều đó, chúng cần rèn luyện được thái độ học chủ động. Khi trẻ không đạt được điểm số như cha mẹ mong đợi, bạn cũng cần chấp nhận sự thật. Ngoài ra, có thể động viên con mình bằng một vài thứ vật chất. Bằng cách này, trẻ sẽ lớn lên với sự tự tin và lòng tự trọng cao.
4. Luôn đồng hành trong quá trình con cái lớn lên
Cha mẹ tìm hiểu về ngôi trường con mình đang học là điều cần thiết, sau đó đánh giá chất lượng dạy học như thế nào. Điều quan trọng là trong những buổi họp phụ huynh, cha mẹ cần trao đổi riêng với giáo viên về việc học của con mình. Việc quan tâm tới việc học của con cái sẽ giúp cha mẹ dễ dàng giao tiếp với chúng trong một số trường hợp.
5. Tạo thói quen học tập và nghỉ ngơi một cách cân bằng
Cha mẹ cần trao đổi với trẻ về thời gian biểu của việc học và vui chơi. Dặn dò con cái không nên thức khuya, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ khi học. Nếu việc nghỉ ngơi cũng được chú trong như việc học, nó sẽ giúp trẻ có sức khỏe và tinh thần học hơn.
6. Lựa chọn nơi học phù hợp
Môi trường học rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng tới khả năng tập trung của trẻ. Tốt nhất cha mẹ chỉ nên trang bị một chiếc bàn gọn gàng, sạch sẽ, ở một góc trong nhà hoặc phòng, dành riêng cho việc học của con.
7. Cha mẹ tâm lý, hiểu những gì con mình đang trải qua
Có thể có những ngày trẻ không muống làm bài tập, giống như có những ngày bạn không muốn đi làm. Trong trường hợp này, bạn nên hỏi trẻ tại sao chúng lại không muốn học, từ đó trò chuyện và đưa ra những lời khuyên phù hợp. Điều quan trọng là cha mẹ phải cố gắng hiểu để giúp con mình.
8. Cho trẻ quyền tự do lập kế hoạch và thực hiện việc học theo ý mình
Khi con cái ngày càng lớn, khối lượng bài vở và việc học của chúng cũng thay đổi theo. Tại một số thời điểm, những gì cha mẹ cần làm là hướng dẫn con mình lập kế hoạch học tập, sắp xếp thời gian biểu hợp lý. Tuy nhiên, cha mẹ không nên can thiệp trực tiếp, mà trao quyền cho con cái tự do lập kế hoạch cho bản thân.
9. Vai trò của cha mẹ là người đồng hành, giám sát chứ không phải làm thay con cái
Giám sát con cái làm bài tập về nhà là một chuyện, làm thay chúng lại là chuyện khác. Cha mẹ chỉ có trách nhiệm đảm bảo mọi thứ cần thiết để con mình có thể học hành bình thường. Bạn có thể đi cùng con mình, bên cạnh chúng trong trường hợp có chuyện gì xảy ra, nhưng cuối cùng, người phải giải quyết những vấn đề này là con bạn chứ không phải bạn.
10. Thừa nhận sự tiến bộ của con cái
Bằng cách để con cái tự lập kế hoạch và làm bài tập, cha mẹ đang dạy trẻ học cách tự lập và tự mình giải quyết những vấn đề. Điều này không có nghĩa là cha mẹ bỏ bê con mình, không quan tâm tới chúng. Cha mẹ chỉ là đang chứng kiến sự tiến bộ của con cái, ghi nhận và động viên chúng cố gắng nhiều hơn nữa.
11. Không cấm sử dụng thiết bị công nghệ
Các thiết bị công nghệ sẽ không gây hại cho trẻ nếu được sử dụng đúng cách. Có rất nhiều ứng dụng bổ ích trên điện thoại, miễn là cha mẹ hướng dẫn con mình cách tiếp cận đúng. Đừng quên rằng, công nghệ giúp chúng ta tiếp cận nhiều hơn với kiến thức và nó rất hữu ích trong cuộc sống.
12. Buổi tối là thời gian thư giãn
Ban ngày học, ban đêm nghỉ ngơi là một quá trình thuận với tự nhiên. Thời điểm buổi tối, cha mẹ nên tận dụng thời gian này để trò chuyện, đọc sách, vui chơi cùng với con mình.
13. Làm gương ở nhà
Trẻ em có xu hướng bắt chước những gì người lớn làm. Vì vậy, cha mẹ nên tạo thói quen tốt, để con cái nhìn vào và muốn làm theo.
Hiểu được bản chất tại sao con mình lại lười làm bài tập về nhà, cha mẹ sẽ biết được phương pháp thích hợp để...
Nguồn: [Link nguồn]