1001 chuyện học Giáo dục thể chất online: Khi nỗi ám ảnh của Gen Z được thầy cô hóa giải
Học trực tuyến là phương án đáp ứng kịp thời trong hoàn cảnh học sinh, sinh viên được nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, với môn Giáo dục thể chất, các lớp học này vẫn còn nhiều bất cập trong việc giảng dạy, thực hành và còn cả những tình huống khiến cả giảng viên và học trò cũng phải thi nhau bật cười.
Học sinh dở khóc dở cười với những tình huống khi học online
Bạn Đỗ Tiến Bộ - sinh viên trường Đại học Hà Nội cho biết, ngoài những chuyện lẽ thường gặp như các vấn đề về mạng, đường truyền, thì việc học Giáo dục thể chất online cũng khiến nhiều sinh viên đau đầu gấp bội phần. Với đặc thù của bộ môn này, không cần ghi chép nhưng sinh viên cần phải được thực hành luyện tập và có vẻ hơi "ngơ ngác" không biết kĩ thuật của mình có bị sai không, hay phải "kết đôi" bất đắc dĩ với một dụng cụ nào trong nhà.
Ở trường Đại học Ngoại thương, do tình hình dịch bệnh nên các học phần thể cũng được chuyển qua hình thức online, cùng với đó là việc xuất hiện thêm nỗi ám ảnh mang tên "deadline nộp video Thể chất". "Nếu hàng xóm đi qua thấy cháu nó đang nhảy cà tưng ở sân, không phải tụi mình đang bày trò gì đâu, tụi mình đang học Thể đấy" - bạn Quỳnh Trần chia sẻ.
Bên cạnh những khó khăn thì môn Thể chất cũng là môn học mang lại cho học sinh, sinh viên những giây phút thoải mái và được rèn luyện sức khỏe. (Ảnh: Thành Đạt)
Nỗi ám ảnh mang tên "deadline nộp video Thể chất".
Thầy cô đã có nhiều kinh nghiệm từ "năm Cô-Vy thứ 1"
Dù đã quen với việc học online bằng cách giảng dạy và làm bài tập trên các nền tảng trực tuyến, môn Giáo dục thể chất (môn Thể dục) vẫn khiến nhiều học sinh, sinh viên phải băn khoăn khi một môn học vốn thường diễn ra ở sân trường, nhà thi đấu rộng rãi lại phải tập luyện trước màn hình máy tính sẽ như thế nào. Xung quanh câu chuyện này có vô số điều bất cập mà chỉ có ông trời mới giải quyết được!
Cô Phạm Thị Túc (giáo viên môn Thể dục) cho biết: "Khi dạy tại nhà thì điều kiện tập luyện chắc chắn không thể như ở trường. Với các bài cần dụng riêng, học sinh cũng không thể tự chuẩn bị cho mình, như môn nhảy sà, bật xa hay đẩy tạ,... Hơn nữa, việc tạo cảm hứng và động lực cho các em cũng là vấn đề khá khó khăn khi chỉ nhìn qua màn hình. Cách học online tuy còn nhiều hạn chế trước mắt nhưng vẫn là phương án tối ưu nhất hiện tại, do đó các bạn học sinh, sinh viên cần thông cảm và phối hợp với nhà trường để đem lại hiệu quả học tốt nhất."
Cô Phạm Thị Túc (giáo viên môn Thể dục). Ảnh: NVCC
Với mong muốn học sinh có thể tiếp thu bài giảng một cách sinh động nhất, nhiều giáo viên cũng đã thực hiện các bài giảng online hướng dẫn nhiệt tình động tác, kĩ thuật của bài thể dục. Bên cạnh đó, sự đầu tư đáng nể về trang thiết bị cũng khiến học sinh, sinh viên trầm trồ.
Trường Đại học Hà Nội đầu tư giảng viên dạy online cho sinh viên. Ảnh: Bộ môn GDTC&QP Đại học Hà Nội.
Các trang thiết bị cũng được đầu tư "xịn xò". Ảnh: Bộ môn GDTC&QP Đại học Hà Nội.
Về hình thức thi trực tuyến các môn Giáo dục thể chất, một số trường cũng đã thay đổi nội dung kiểm tra để đảm bảo phù hợp với việc giảng dạy và đảm bảo học sinh, sinh viên có thể hoàn thành tốt bài thi như: Chạy cự ly 100m được thay bằng Nằm ngửa gập bụng, Bật xa tại chỗ được thay bằng Tại chỗ bật cao thu gối...
Sau lễ khai giảng năm học mới, ngày 6/9 học sinh các địa phương bắt đầu học trực tuyến. Tuy nhiên do đường truyền quá...
Nguồn: [Link nguồn]