10 sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về thiên tài Albert Einstein
Albert Einstein là 1 trong những thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Dù vô cùng nổi tiếng, nhưng những bí mật về cuộc đời của ông vẫn luôn được tiếp tục tìm hiểu và phát hiện.
1. Từ bỏ quốc tịch Đức khi mới 16 tuổi
Từ khi còn nhỏ, Albert Einstein đã ghét nạn phân biệt chủng tộc và coi nó là không công bằng. Tuy nhiên, điều này lại rất phổ biến ở Đức vào thời bấy giờ. Chính vì thế, khi 16 tuổi, ông đã từ bỏ quốc tịch Đức và chính thức trở thành công dân Thụy Sĩ vào năm 1901.
2. Kết hôn với nữ sinh viên duy nhất trong lớp vật lý của mình
Mileva Marić là nữ sinh viên duy nhất trong khoa của Einstein tại trường Cao Đẳng Zürich. Bà rất say mê toán học, khoa học và là 1 nhà vật lí đầy tham vọng. Nhưng bà đã từ bỏ tham vọng đó khi kết hôn với Einstein và sinh con. Bà cũng là người vợ đầu tiên của thiên tài vật lý vĩ đại.
3. Ông được FBI lưu trữ hồ sơ
Vào năm 1933, FBI bắt đầu lưu trữ hồ sơ của Albert Einstein, ngay trước chuyến đi thứ 3 tới Hoa Kỳ. Hồ sơ của ông bao gồm 1.427 trang tài liệu tập trung mối liên hệ của Einstein với các tổ chức xã hội chủ nghĩa và hòa bình. Giám đốc FBI lúc bấy giờ là J. Edgar Hoover thậm chí còn đề nghị Hoa Kỳ tạm giữ ông theo luật “Loại trừ người ngoại quốc” nhưng điều này không thành công.
4. Có 1 đứa con ngoài giá thú
Người vợ đầu của Einstein là Mileva đã sinh con ngoài giá thú vào 1902 ở Serbia, lúc này cả 2 vẫn chưa kết hôn và bà đang sống với gia đình nhà ngoại. Em bé được đặt tên là Lieserl và các nhà sử học cho rằng đứa bé đã được gia đình khác nhận làm con nuôi hoặc bị mất vì bệnh sốt ban đỏ. Và Einstein cũng không hề được gặp đứa con gái ngoài giá thú này lần nào. Sự tồn tại của cô bé Lieserl được giấu kín cho đến khi các bức thư của Einstein được công bố rộng rãi vào năm 1987.
5. Dành hết số tiền từ giải Nobel đầu tiên cho người vợ đầu để ly dị
Trước khi giành giải Nobel, Einstein đã dự định tặng lại tất cả tiền thưởng cho người vợ đầu là Mileva Marić để bà đồng ý ly dị. Số tiền ông nhận được từ giải thưởng này lên đến con số 32.250 USD (khoảng 740 triệu đồng), cao hơn 10 lần mức lương giáo sư trung bình hằng năm của Einstein vào thời điểm đó.
6. Kết hôn với người em họ
Elsa, người vợ thứ 2 của Einstein lại chính là em họ của ông. 2 người kết hôn vào năm 1919. Trước khi đến với nhau, họ đã có quan hệ tình cảm từ năm 1912 và có nhiều tin đồn rằng Einstein và Elsa nảy sinh tình cảm ngay từ khi thiên tài vật lý chưa li dị người vợ đầu.
7. Einstein hoạt động tích cực trong phong trào đòi quyền công dân
Einstein đã ủng hộ mạnh mẽ quyền công dân và tự do ngôn luận. Khi nhà xã hội học, nhà sử học người Mỹ là W.E.B. Du Bois bị truy tố năm 1951, Einstein đã tự nguyên đứng ra làm nhân chứng. Sau khi luật sư của Du Bois thông báo cho tòa biết rằng Einstein sẽ xuất hiện, thẩm phán đã quyết định bác bỏ vụ án.
8. Con trai ông đã bị quản thúc trong suốt cuộc đời
Con trai thứ 2 của Einstein là Eduard, người mà họ yêu mến gọi là "Tete", được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt và bị quản thúc trong suốt cuộc đời. Eduard rất yêu thích bác sĩ chuyên về thần kinh và tâm lý học người Áo tên Freud và sau đó, con trai Einstein đã bị sa lầy vào lĩnh vực phân tâm học. 2 cha con chỉ trao đổi thư từ qua lại và Einstein chưa được gặp con trai lần nào kể từ khi ông nhập cư vào Mỹ năm 1933. Eduard qua đời ở tuổi 55 tại bệnh viện tâm thần.
9. Kết thân với "cha đẻ của chiến tranh hóa học"
Fritz Haber là một nhà hóa học người Đức, đã trở thành bạn thân của Einstein, hỗ trợ ông trong việc sang Đức. Haber là người Do thái nhưng đã chuyển đổi sang đạo Cơ đốc, chuyên thuyết giảng về nhân đức cho Einstein trước khi Đức Quốc xã lên nắm quyền.
Trong Thế chiến I, Haber phát triển một loại khí clo chết người, có trọng lượng nặng hơn không khí và có thể tràn xuống đường phố gây chết chóc cho quân lính. Haber còn được gọi là "cha đẻ của chiến tranh hóa học".
10. Ngoại tình với một gián điệp Nga
Năm 1935, Margot, con gái riêng của Einstein với người vợ thứ 2 đã công bố những bức thư thiên tài vật lý kể về tình yêu với Margarita Konenkova, một gián điệp người Nga. Năm 1998, hãng bán đấu giá nổi tiếng Sotheby đã đấu giá 9 bức thư tình mà Einstein viết cho tình nhân Konenkova từ giữa năm 1945 đến năm 1946.
Ghét học, luôn cãi lại thầy cô giáo hay thường xuyên “đội sổ”… là những gì đã diễn ra trong thời thơ ấu của thiên...