10 sai lầm nghiêm trọng mà giáo viên dễ mắc phải

Sự kiện: Giáo dục

Dưới đây là 10 sai lầm nghiêm trọng nhưng thường gặp nhất ở các giáo viên, có thể làm giảm hiệu quả giảng dạy và ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách cũng như tương lai của học sinh.

10 sai lầm nghiêm trọng mà giáo viên dễ mắc phải - 1

Lạnh lùng và không thân thiện là những điều giáo viên nên tránh trong mối quan hệ với học sinh.

1.Lạnh lùng và không thân thiện với học sinh

Tỏ ra cứng rắn để học sinh kính trọng và nghe lời không phải là sai lầm nhưng điều này không có nghĩa là giáo viên luôn mang gương mặt không vui, khó gần, sẽ khiến môi trường học tập trở nên nặng nề.

2 Trở thành bạn với học sinh khi ở trong lớp học

Giáo viên thân thiện không đồng nghĩa với việc trở thành bạn bè với học sinh. Điều này có thể khiến giáo viên gặp khó khăn khi đánh mất giới hạn thầy trò, làm giảm hiệu quả giảng dạy.

3. Đuổi học hoặc trừng phạt để làm gương với các vi phạm nhỏ

Dù có bằng hình thức nào thì những hình phạt này cũng trở thành nỗi ám ảnh, xấu hổ của học sinh chứ không hề có chút lợi ích nào trong đó. Học sinh không chỉ chịu áp lực từ thầy cô, bạn bè, gia đình mà còn gây tâm lý ghét môn học do thầy cô đó dạy. Cách tốt nhất là nên gặp riêng học sinh, phê bình, rút kinh nghiệm và sau đó là động viên.

4. Nhục mạ học sinh

Nhục mạ học sinh là 1 phương pháp giáo dục vô cùng sai lầm. Học sinh sẽ rất sợ hãi, tổn thương sâu sắc đến tâm lý và không bao giờ cảm thấy tự tin trong lớp học của mình, làm mất niềm tin trong lòng các em và đôi khi có thể biến thành động cơ trả đũa với người giáo viên đó.

5. Quát tháo

Một giáo viên thường xuyên quát tháo học sinh là một giáo viên thất bại. Nếu nghĩ rằng đây là cách thị uy, sẽ khiến học sinh sợ thì thật sai lầm. Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng giáo viên hay quát mắng thường là người có những lớp học cá biệt.

6. Ganh đua

Không ít giáo viên thường nhìn vào lớp khác để so sánh  rồi tạo áp lực, buộc học sinh phải học tập nhiều, gắng sức để vượt qua thành tích của các lớp khác.

7. Thiên vị

Giáo viên cũng chỉ là một người bình thường và tất nhiên sẽ có những học sinh khiến họ yêu quý hơn những người khác. Tuy nhiên, trong lớp học, 1 giáo viên công bằng sẽ không bao giờ để cho tình cảm này chi phối mà đối xử với các học sinh  là như nhau.

8. Tạo ra các quy tắc không công bằng

Đôi khi các quy tắc của chính giáo viên đó có thể đưa họ vào những tình huống không tốt. Ví dụ, yêu cầu học sinh không sử dụng điện thoại trong lớp nhưng giáo viên đó vẫn thản nhiên nhấc máy giữa giờ học là điều vô lý. Muốn học sinh “tâm phục khẩu phục”, bản thân người thầy phải làm gương trước.

9. Nói xấu giáo viên khác

Sẽ có nhiều lúc bạn vô tình nghe thấy những điều không hay về các giáo viên khác từ học sinh. Tuy nhiên, bạn không nên tham gia vào các câu chuyện ấy. Những gì nói với học sinh sẽ không còn là điều riêng tư và dễ dàng đến tai “nạn nhân”, chưa kể việc làm xấu đi hình ảnh của người giáo viên.

10. Không có quy tắc cho điểm rõ ràng

Mỗi giáo viên nên có các quy tắc nhất quán về vấn đề này. Việc không có một thang điểm rõ ràng với các bài kiểm tra tạo nên những lệch lạc không nhỏ trong kết quả học tập của học sinh mà nhiều khi, chính những kết quả này đóng vai trò quan trọng đối với tương lai của các em.

Còn tiếp tục 7 sai lầm sau, cha mẹ đừng mong con thành đạt

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 7 sai lầm trong cách dạy con mà các bậc cha mẹ thường mắc phải. Hãy từ bỏ chúng ngay hôm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huyền Anh (Theo Thoughtco) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN