10 lời khuyên hiệu quả tức thì nếu muốn trở thành cha mẹ tốt
Việc một đứa trẻ hư có rất nhiều yếu tố cấu thành nên, tuy nhiên bố mẹ chiếm phần không nhỏ là nguyên nhân gây ra. Vì vậy, trước khi trẻ dần trở nên hư hỏng, bố mẹ nhất định cần làm 12 điều sau.
1.Hãy cho trẻ thời gian rảnh
Nhiều bậc cha mẹ muốn con mình thành công đến mức bắt chúng học và tham gia các hoạt động ngoại cả suốt cả tuần. Ngoài việc học trên lớp, trẻ còn bị bắt đi học thêm, lập luyện piano, bóng đá, khiêu vũ…khiến cho trẻ không bao giờ có cảm giác được nghỉ ngơi, thư giãn. Trẻ em cần thời gian cho các hoạt động vui chơi, học quá nhiều khiến chúng cảm thấy bị quá tải, gây ra sự bùng nổ cảm xúc, dẫn tới những hành vi tiêu cực.
2.Thay vì trừng phạt, hãy dạy cho trẻ bài học
Trẻ em thường bắt chước hành vi và học hỏi từ hành động của bố mẹ. Vì vậy, nếu trẻ làm điều gì sai, bố mẹ nên giải thích cho chúng hiểu được tại sao hành vi này không được chấp nhận. Trừng phạt chỉ khiến cho trẻ càng cảm thấy không hiểu được vì sao mình không được làm như vậy, và hậu quả sẽ như thế nào. Tốt nhất là cung cấp cho trẻ cơ hội để chúng nhận ra và sữa chữa lỗi lầm của bản thân nhờ vào sự giúp đỡ của bố mẹ.
3.Tạo ra những kỷ niệm hạnh phúc cho con cái
Những nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ có nhiều ký ức hạnh phúc sẽ lớn lên khỏe mạnh và hài lòng hơn với cuộc sống. Chúng sẽ có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống và kỹ năng đối phó với căng thẳng tốt hơn. Những đứa trẻ này ít có khả năng bị trầm cảm và có xu hướng xây dựng mối quan hệ lành mạnh hơn với mọi người.
4.Thể hiện tình yêu
Việc bố mẹ thể hiện tình yêu và tình cảm sẽ làm giảm khả năng các vấn đề tâm lý của trẻ, khiến chúng trở nên kiên cường hơn. Điều này cũng giúp tăng cường sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái hơn, khiến chúng cảm thấy được bảo vệ nhiều hơn.
5.Ưu tiên nỗ lực hơn kết quả
Đôi khi mọi thứ sẽ không diễn ra theo đúng như kế hoạch dự định cho dù là chúng ta có cố gắng như thế nào đi chăng nữa. Vì vậy, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ tâm lý đối diện với thực tế cuộc sống. Trẻ em nên được dạy không được bỏ cuộc sau thất bại, hãy xem nó là một thách thức và sẵn sàng vượt qua.
Bố mẹ nên hiểu rằng thất bại không phải là kết quả của việc thiếu thông minh, mà là cơ hội để học hỏi và phát triển hơn trong tương lai. Thái độ này ảnh hưởng đến suy nghĩ của trẻ và giúp chúng có tinh thần tích cực để vượt qua thất bại.
6.Nhờ trẻ giúp đỡ việc nhà
Theo một nghiên cứu, những đứa trẻ làm việc nhà trở nên hạnh phúc hơn khi chúng lớn lên. Nó liên quan đến thực tế làm việc nhà dạy cho trẻ rằng chúng là một phần của xã hội và phải tự đóng góp. Những đứa trẻ này hiểu rằng công việc là một phần thiết yếu của cuộc sống và không ai sẽ làm điều đó cho chúng. Khi lớn lên, trẻ có xu hướng chủ động hơn tại nơi làm việc và có kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn.
7. Họ để trẻ là chính mình
Bố mẹ không nên kìm nén tính cách của trẻ và đừng cố chuyển đổi chúng thành người khác. Một số người thường so sánh con mình với những đứa trẻ khác, với hy vọng chúng có động lực để được như người ta. Tuy nhiên, thực tế thì việc làm này lại hoạt động theo cách ngược lại.
Thái độ ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ và khiến chúng trở nên bực bộ và căm ghét bố mẹ hơn. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống trong tương lai, khiến chúng nghĩ rằng bản thân không đủ tốt so với những người khác.
8.Hãy để trẻ có không gian riêng
Có nhiều bố mẹ gần như dành toàn bộ thời gian và sức lực cho con cái họ, điều này gây cho trẻ áp lực quá mức. Thậm chí, một số người còn thể hiện hành vi sở hữu, kiểm soát quá mức, không muốn buông con cái ra. Trẻ cũng cần có những không gian riêng cho bản thân, được tự do làm những điều mình muốn, thay vì cứ mãi mãi sống trong “vỏ kén” mà bố mẹ bao bọc.
9.Tạo ra kết nối tình cảm mạnh mẽ trong gia đình
Trẻ em cần một môi trường an toàn để khám phá mọi thứ xung quanh. Khi sống trong một gia đình giàu tình cảm, điều này giúp trẻ phát triển những mối quan hệ lành mạnh với người khác trong tương lai. Những đứa trẻ này cho thấy kết quả tốt hơn ở trường vì chúng có sự hỗ trợ và tin tưởng của gia đình.
10.Để trẻ trở thành một người sống có trách nhiệm
Một đứa trẻ nên biết rằng bố mẹ sẽ yêu thương chúng vô điều kiện. Nhưng nếu trẻ làm sai thì chúng phải học cách chịu trách nhiệm và đối diện với hậu quả mà mình gây ra. Mục đích chính không phải để trẻ cảm thấy tội lỗi và xấu hổ trước những hành động sai trái của mình, mà biến chúng trở thành một cá nhân có trách nhiệm với bản thân và với việc làm mình gây ra.
Con bạn có thể là đứa bé xinh xắn, đáng yêu nhất đối với bố, ông bà, nhưng khi ở bên cạnh mẹ, chúng lại trở thành...