10 dấu hiệu nhỏ của con tuổi teen đang bị trầm cảm nhưng cha mẹ không hề biết cho đến khi quá muộn
Thanh thiếu niên lại có phản ứng khác so với người lớn khi bị trầm cảm, do vậy cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Đối với một số trẻ, tuổi dậy thì là giai đoạn vô cùng khó khăn bởi ngoài phát triển về thể chất, trẻ còn trải qua quá trình trưởng thành về tâm lý xã hội một cách nhanh chóng. Trong khoảng thời gian này, trẻ có xu hướng xa lánh gia đình và kết nối nhiều hơn với bạn bè đồng trang lứa.
Khoảng thời gian dậy thì, trẻ có thể sống thu mình, tâm trạng thất thường và những thay đổi hành vi khác. Đây được cho là giai đoạn phát triển bình thường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong một số trường hợp, những thay đổi ở tuổi dậy thì có thể gây ra trầm cảm.
Theo nghiên cứu của Viện Nhi khoa Mỹ, ước tính có 2% trẻ dưới 10 tuổi bị trầm cảm. Ở độ tuổi từ 10 đến 14 (độ tuổi trung bình của dậy thì), tỷ lệ trầm cảm tăng 5 - 8%. Trước tuổi dậy thì, tỷ lệ trầm cảm ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ. Nhưng trong độ tuổi dậy thì, tỷ lệ trầm cảm ở trẻ nữ tăng gấp đôi.
Rối loạn trầm cảm là một rối loạn phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên. Ảnh minh hoạ
Các triệu chứng cảnh báo trầm cảm tuổi dậy thì bao gồm:
1. Có suy nghĩ tự làm hại bản thân: Nếu cuộc trò chuyện của trẻ xoay quanh cảm xúc của cái chết hoặc tự sát, thì đừng xem nhẹ việc này và hành động nhanh chóng.
2. Có thái độ thù địch đối với cha mẹ và xã hội: Thù địch quá mức hay nổi loạn có thể là một chiến lược đối phó với sự chán nản của chúng. Vì vậy, thay vì trừng phạt, phụ huynh nên cố gắng quan tâm con hơn.
3. Học hành sa sút, khó tập trung, tự tách mình ra khỏi bạn bè và gia đình thì đó là những dấu hiệu cho thấy chúng đang cần giúp đỡ.
4. Cảm thấy tức giận hầu hết thời gian: Khi cảm thấy chán nản, chúng thường có xu hướng trở nên nóng tính và thể hiện sự tức giận bằng cách la hét, đập cửa hay những điều tương tự.
5. Không còn hứng thú làm những việc yêu thích: Khi thấy trẻ chỉ ngồi yên mà không có biểu hiện quan tâm đến bất kỳ hoạt động chúng từng thích thú trước đó chứng tỏ đang có một cái gì đó gây phiền toái chúng.
6. Cảm thấy buồn mà không có lý do: Nếu thường xuyên thấy con mình ảm đạm, trầm lắng mà không có lý do, đây là lúc cha mẹ cần dành nhiều thời gian tìm hiểu và giúp đỡ con vượt qua.
7. Cảm thấy vô dụng hay vô giá trị: Khi ở tuổi này mà trẻ bắt đầu xem cuộc sống của mình vô vị, chẳng có giá trị nào, thường nói mình cảm thấy mình vô dụng thì phụ huynh hãy cẩn thận, có thể con đang bị trầm cảm.
8. Thay đổi thói quen ngủ: Một dấu hiệu quan trọng của bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên là sự thay đổi mạnh mẽ trong kiểu ngủ và thói quen ngủ. Trẻ thường ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít.
9. Mệt mỏi không rõ lý do: Hãy quan sát bạn bè của chúng xem có biểu hiện mệt mỏi ở mọi lúc như con mình không? Đây có thể là một tiếng chuông cảnh báo!
10. Cân nặng thay đổi đột ngột: Một số thanh thiếu niên đối phó với trầm cảm và căng thẳng bằng cách ăn uống quá mức.
Phụ huynh cần làm gì khi con có dấu hiệu bị trầm cảm
Việc hiểu về trầm cảm là một trong số những rối loạn của lứa tuổi này giúp cha mẹ có cách tiếp cận hỗ trợ trẻ phòng tránh và vượt qua. Ảnh minh hoạ
Đừng lơ là các dấu hiệu của con
Cha mẹ cần quan tâm con, bày tỏ tình yêu thương, không dò xét con.
Cha mẹ nên trò chuyện với con, gợi mở để trẻ có thể chia sẻ những gì mà trẻ đang trải qua; thực sự lắng nghe trẻ nói, sẵn sàng giúp đỡ trẻ giải quyết những hành vi rắc rối và rối loạn cảm xúc.
Động viên con kết nối với xã hội
Những trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng tự tách mình ra khỏi các hoạt động yêu thích và bạn bè.
Tuy nhiên, đơn độc chỉ khiến tình trạng trầm cảm thêm tồi tệ. Cha mẹ hãy khéo léo giúp bé tái kết nối với xã hội, cho trẻ đi chơi, du lịch…
Ưu tiên hàng đầu củng cố sức khỏe thể chất
Sức khỏe thể chất và tinh thần có sự kết nối chặt chẽ. Trầm cảm sẽ trầm trọng hơn nếu trẻ không hoạt động, ngủ ít và dinh dưỡng kém.
Thời đại ngày nay, trẻ vị thành niên thường có những thói quen không lành mạnh như: dậy trễ, ăn các món nhiều calo và ngồi hàng giờ bên điện thoại và máy tính.
Vì vậy, cha mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách tạo lập một thói quen sống tích cực bằng các hoạt động vui chơi và sinh hoạt cả gia đình vào những ngày nghỉ.
Biết được khi nào cần kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia
Khi áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng trầm cảm của trẻ không cải thiện, cha mẹ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ chăm sóc con từ các chuyên gia tâm lý học hoặc thần kinh học
Chăm sóc chính bản thân cha mẹ (và các thành viên còn lại)
Khi có con bị trầm cảm, cha mẹ có thể thấy bản thân mình tập trung quá nhiều sức lực và tinh thần vào con, mà quên đi nhu cầu của bản thân và của các thành viên khác trong gia đình.
Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đến chính bản thân và các thành viên khác. Đừng để trẻ thấy vì mình mà cha mẹ tiều tụy, buồn rầu.
Chính cha mẹ bình an, lạc quan, vui vẻ thì sẽ truyền năng lượng tích cực đến cho trẻ.
Cha mẹ mắc phải những sai lầm này sẽ để lại bóng tối trong tâm hồn trẻ thơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức sau này của trẻ.
Nguồn: [Link nguồn]