10 điểm khác biệt của hệ thống giáo dục Nhật Bản khiến cả thế giới ngưỡng mộ
Người Nhật nổi tiếng thế giới không chỉ là đất nước có nhiều đồ ăn ngon, cảnh đẹp mà còn có hệ thống giáo dục vô cùng tuyệt vời khiến nhiều quốc gia trên thế giới ngưỡng mộ.
1. Tập trung phát triển EQ cho trẻ
Ở các trường học Nhật Bản, học sinh không phải tham gia bất cứ kì thi nào cho đến khi học hết lớp 4 (10 tuổi) mà chỉ cần làm những bài kiểm tra nhỏ trên lớp. Người Nhật cho rằng, mục tiêu trong 3 năm đầu đi học không phải là đánh giá hay phát triển kiến thức quá nhiều mà quan trọng là xây dựng được xách cư xử tốt và phát triển tính cách của trẻ. Trẻ em được dạy phải tôn trọng người khác, cư xử đúng mực, yêu thương động vật và môi trường sống của mình. Chúng cũng được học về sự bao dung, nhân ái và đồng cảm cũng như kiên cường, tự chủ và công bằng.
2. Năm học bắt đầu vào ngày 1/4
Trong khi hầu hết các trường trên thế giới bắt đầu năm học vào tháng 9 hoặc tháng 10 hằng năm thì ở Nhật Bản, tháng 4 mới đánh dấu sự bắt đầu. Ngày đầu tiên đến trường sẽ trùng với hiện tượng thiên nhiên đẹp nhất ở Nhật Bản – mùa hoa anh đào nở. Năm học sẽ được chia thành 3 học kỳ: 1/4 đến 20/7, 1/9 đến 26/12 và 7/1 đến 25/3. Học sinh Nhật Bản được nghỉ 6 tuần trong suốt mùa hè. Chúng cũng được nghỉ 2 tuần vào mùa đông và mùa xuân.
3. Các trường học không tuyển dụng lao công hay bảo vệ
Ở các trường học Nhật Bản, học sinh phải tựu dọn dẹp lớp học, nhà ăn và thậm chí cả nhà vệ sinh. Khi dọn dẹp, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ và được giao nhiệm vụ luân phiên nhau. Hệ thống giáo dục Nhật Bản tin rằng, việc yêu cầu học sinh tự dọn dẹp sẽ dạy các em cách làm việc nhóm và biết cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra, việc dành thời gian, công sức của mình để dọn dẹp cũng sẽ khiến trẻ biết trân trọng công sức của bản thân và những người khác.
4. Bữa trưa được cung cấp theo thực đơn tiêu chuẩn
Hệ thống giáo dục Nhật Bản cố gắng hết sức để đảm bảo học sinh có những bữa ăn lành mạnh và cân bằng. Ở các trường tiểu học và trung học cơ sở, bữa trưa dành cho học sinh được nấu theo thực đơn tiêu chuẩn do các đầu bếp có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia dinh dưỡng xây dựng. Tất cả các bạn trong lớp và giáo viên sẽ ăn cùng nhau. Điều này giúp phát triển mối quan hệ tích cực và gẫn gũi giữa giáo viên và học sinh.
5. Các buổi học sau giờ học chính rất phổ biến
Để vào được trường trung học cơ sở tốt, hầu hết học sinh Nhật Bản đều vào trường dự bị và tham gia các buổi học thêm sau giờ học chính. Các lớp học này sẽ được tổ chức vào buổi tối. Học sinh Nhật Bản học 8 tiếng 1 ngày và học cả buổi tối, những ngày nghỉ cũng như cuối tuần, Không có gì ngạc nhiên khi bạn nhìn thấy những nhóm trẻ nhỏ đeo balo trở về nhà vào lúc tối muộn ở Nhật Bản.
6. Được học thư pháp và thơ ca Nhật Bản
Ngoài các môn học truyền thống, thư pháp và thơ ca Nhật Bản cũng sẽ được đưa vào giảng dạy. Đối với người Nhật, thư pháp là bộ môn nghệ thuật được ưa chuộng không kém gì hội họa truyền thống. Mặt khác, thơ ca – thơ Haiku truyền thống cũng được rất nhiều học sinh yêu thích bởi cách diễn đạt đơn giản, dễ dàng truyền thải cảm xúc sâu sắc của mình đến người đọc.
7. Học sinh đều phải mặc đồng phục trường
Hầu như tất cả học sinh ở Nhật Bản đều phải mặc đồng phục vào tất cả các ngày trong tuần. Việc mặc đồng phục nhằm xóa bỏ các rào cản xã hội giữa học sinh, giúp chúng tập trung vào việc học thay vì để ý đến vấn đề giai cấp, tầng lớp. Ngoài ra, việc mặc đồng phục cũng giúp phát huy tinh thần đoàn kết giữa học sinh một cách hiệu quả.
8. Tỷ lệ đi học ở Nhật bản là 99,99%
Có lẽ chúng ta đều từng cúp học ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên, 99,99% học sinh Nhật Bản không bao giờ nghỉ học vô cớ và cũng không đến trường muộn. Thống kê còn cho thấy, có tới 91% học sinh Nhật Bản chăm chú nghe giảng, không xao nhãng việc học.
9. Tỉ lệ chọi các trường đại học rất lớn
Nhật Bản ưu tiên việc học thật, thi thật nên kì thi đại học tại đất nước này diễn ra vô cùng nghiêm ngặt. Học sinh cuối cấp 3 sẽ chọn 1 trường đại học mà mình muốn theo học để thi vào. Nếu không đạt ngưỡng điểm của trường thì sẽ bị đánh trượt ngay tức khắc. Sự cạnh tranh trong kì thì này rất cao, chỉ có 76% học sinh tốt nghiệp cấp 3 tiếp tục học đại học nên không có gì ngạc nhiên khi nhiều ngời gọi kì thi này là “địa ngục thi cử”.
10. Những năm học đại học là những trải nghiệm tuyệt vời
Sau khi vượt qua “địa ngục thi cử”, các tân sinh viên sẽ được nghỉ ngơi một chút trước khi bước vào những năm đại đại học. Môi trường đại học ở Nhật Bản được nhiều người đánh giá là những năm tháng đẹp nhất cuộc đời mỗi người. Nhiều sinh viên gọi vui với nhau rằng, những năm tháng đi học đại học là “kỳ nghỉ” trước khi đi làm.
Nguồn: [Link nguồn]
Hệ thống giáo dục Nhật Bản có sự pha trộn nét truyền thống và hiện đại, mang tới nhiều chương trình học bổ ích cho học sinh.