10 câu nói cấm kỵ cha mẹ cần tránh trước mỗi kỳ thi của con cái
Cha mẹ không nên nói những câu này vì có thể tạo áp lực và cảm xúc tiêu cực cho con cái.
Cha mẹ nên chú ý tới lời nói của mình khi có con cái đang ở trong giai đoạn cuối cấp, những lời nói tùy tiện có thể mang đến áp lực tâm lý rất lớn cho trẻ. Dưới đây là một số câu nói cha mẹ cần tránh trước mỗi kỳ thi của con mình.
Ảnh minh họa.
1. “Chúc con thành công”
Bất cứ học sinh nào cũng đều muốn đạt điểm cao, kỳ thi vào cấp 3 hay thi đại học rất quan trọng, những lời động viên như vậy có thể làm tăng áp lực cho trẻ, và kết quả là phản tác dụng.
2. “Thành hay bại nằm trong một bước đi”
Câu nói này ám chỉ rằng, một hành động hay quyết định có thể quyết định thành bại của một việc, một dự án hoặc một cuộc thi. Nó cũng nhấn mạnh cơ hội có thể chỉ đến một lần và cần phải tận dụng tốt nhất để đạt được thành công.
Câu nói này thường được sử dụng để khuyên người khác cần phải chuẩn bị tốt và quyết tâm trong một công việc hoặc trong một cuộc thi. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy bị “lời nguyền” vô hình, tạo áp lực lớn, dẫn đến căng thẳng, lo lắng, buồn chán, sợ hãi, và nhiều cảm xúc khác.
3. “Bố/mẹ không tin con kém cỏi hơn người khác”
Trước kỳ thi, việc so sánh con mình với đứa trẻ khác sẽ tạo áp lực tâm lý không đáng có cho con cái.
4. “Sắp đến kỳ thi rồi đó con”
Trẻ em ngày nay đã biết tầm quan trọng của kỳ thi tuyển sinh. Nếu cha mẹ nói những điều như vậy, có thể khiến trẻ cảm thấy thời gian trôi quá nhanh, sợ bản thân không theo kịp, từ đó dễ nản lòng hơn.
5. “Mẹ đã khoe con học giỏi với mọi người, giờ nếu con không đậu thì không biết mặt mũi của mẹ để đâu nữa”
Câu này thể hiện sự kiêu ngạo và sự tự mãn của người nói, đồng thời tạo áp lực và đe dọa đối với người nghe. Đây là một thái độ không tốt, không nên lấy nó làm câu nó khuyến khích con mình trước các kỳ thi quan trọng vì có thể gây ra sự lo lắng và áp lực không cần thiết cho con cái.
6. “Thi trượt cũng không sao đâu con”
Nhiều bậc cha mẹ hy vọng dùng những lời như vậy để giải tỏa áp lực cho con cái và giúp chúng cảm thấy thoải mái. Trên thực tế, hầu hết các học sinh đều rất chán ghét câu này, trẻ cảm thấy nói câu này trước khi thi là một kiểu phủ nhận năng lực của mình bởi cha mẹ.
7. “Đọc kỹ câu hỏi, trả lời cẩn thận, không mắc lỗi lớn nào và cố gắng kiếm nhiều điểm hơn”
Trước kỳ thi, giáo viên đã nhiều lần nhắc nhở học sinh cần nắm vững một số kỹ năng làm bài thi, vì thế cha mẹ không cần thiết phải nói thêm. Vì không có học sinh nào muốn mất điểm ở những câu dễ cả.
8. “Con đừng lo lắng bất kỳ điều gì, chỉ cần tập trung đi thi thôi”
Một số phụ huynh đi quá xa, can thiệp quá nhiều vào chuyện của con cái trước kỳ thi khiến trẻ có xu hướng muốn nổi loạn. Vì vậy, cha mẹ phải kiểm soát sự quan tâm quá mức của mình đối với con cái. Cha mẹ không nên coi thường khả năng tự lập của con mình.
9. “Mau ngủ sớm đi con để còn thi thật tốt”
Cha mẹ có thể nhắc nhở con mình nhẹ nhàng giống một lời khuyên, không nên tạo cho trẻ cảm giác khó xử và bị ép buộc phải đi ngủ sớm như một mệnh lệnh. Chỉ cần cha mẹ mỉm cười, vỗ vai động viên con sẽ tốt hơn là những lời nói mang tính “cằn nhằn”.
10. “Cố mà thi cho thật tốt, con và bố mẹ sẽ được giải thoát”
Con cái nghe xong sẽ cảm thấy mình là gánh nặng của cha mẹ, dường như cha mẹ phải gánh trách nhiệm cho mình. Nếu gặp phải những đứa trẻ ương ngạnh, cố chấp thì có thể mâu thuẫn, tổn thương tình cảm đôi bên, ảnh hưởng đến sự ổn định cảm xúc trước khi thi.
Các chuyên gia đều cho rằng, trong giai đoạn luyện thi, cha mẹ nên đặc biệt giao tiếp tốt với con, có thể đưa ra chỉ dẫn phù hợp nhưng không được cằn nhằn.
Nguồn: [Link nguồn]
Học sinh nên tìm hiểu những ngành nghề có khả năng phát triển nhanh trong tương lai, tránh những ngành có nguy cơ bị thay thế bởi AI.