10 cách đơn giản để trị tận gốc tính bướng bỉnh của trẻ
Hầu hết cha mẹ đều gặp phải những tình huống trẻ quá nghịch ngợm khiến họ giận dữ, đôi khi không kiểm soát được. Dưới đây là những quy tắc để ngăn chặn tính bướng bỉnh của trẻ hiệu quả ngay từ khi còn nhỏ.
Mẹo Số 1: Đặt ra giới hạn
Hiểu được mong muốn của con là điều rất quan trọng. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng nên đáp ứng trẻ vì đương nhiên sẽ có những yêu cầu không phù hợp. Trong trường hợp không đòi được thứ muốn có, trẻ sẽ bắt đầu la hét và tỏ ra bực bội, ăn vạ.
Do đó, ngay từ đầu, các bậc phụ huynh nên đặt ra giới hạn cho con về các yêu cầu cha mẹ có thể đáp ứng và những điều bất hợp lý sẽ không được thực hiện. Nó sẽ tạo thành thói quen để tránh tính mè nheo, bướng bỉnh của con. Việc giúp con ý thức được việc gì nên và không nên sẽ định hướng con phát triển tích cực hơn.
Mẹo Số 2: Tạo điều kiện để con hình thành tính độc lập
Rất nhiều cha mẹ cho rằng con còn quá nhỏ để tự quyết định được những gì là tốt nhất cho bản thân trẻ nên họ thường thay con quyết định nhiều việc. Ngay cả những lựa chọn nhỏ nhất như khăng khăng rằng con nên mặc chiếc váy đỏ đẹp hơn màu vàng hoặc con phải uống sữa thay vì nước cam… đã khiến con mất đi sự tự chủ. Việc này lâu dần sẽ khiến con không thể tự quyết định được cuộc sống của mình và hình thành tính bướng bỉnh vì bản thân phải làm những điều không hề thích.
Tốt nhất cha mẹ nên để trẻ có quyền lựa chọn ngay từ nhỏ. Việc này không chỉ giúp con độc lập hơn, không khiến con bị tiêu cực mà còn kích thích trẻ hoàn thiện kỹ năng cũng như sở thích bản thân.
Mẹo Số 3: Hãy nhất quán
Chúng ta đều là con người nên sẽ có những lúc quên quên nhớ nhớ là chuyện thường tình. Nhưng khi dạy con, các đấng sinh thành nên cố gắng hạn chế điều này để hình thành sự nhất quán. Nếu ngày hôm nay bạn không cho phép trẻ xem phim hoạt hình nhưng ngày hôm sau vì một lý do bận rộn nào đó cha mẹ lại để con xem thì chúng sẽ rất dễ nổi giận, cáu gắt khi thời gian tới không được xem.
Do đó, cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con, thể hiện sự nhất quán trong mọi lời nói và hành động để tránh hình thành tính bướng của con.
Mẹo số 4: Thiết lập giờ giấc cho con
Đừng bao giờ để con rơi vào tình trạng như phải đi học triền miên hay cho con nghỉ học tùy hứng vài ngày liên tiếp. Cuộc sống có giờ giấc bất thường sẽ nhanh chóng khiến trẻ có những cảm xúc hỗn độn và dễ cáu giận.
Để tránh tình trạng này, các bậc phụ huynh hãy thiết lập giờ giấc sinh hoạt đều đặn cho con. Phương pháp này sẽ hình thành tính kỷ luật, nề nếp và sự chỉn chu cho trẻ trong cuộc sống.
Mẹo số 5: Hạn chế thời gian xem TV và chơi máy tính
Hầu như mọi đứa trẻ đều rất thích xem phim hoạt hình và chơi điện tử. Chúng sẵn sàng dành cả ngày chỉ để ngồi trước TV và máy tính. Nhiều cha mẹ tận dụng điều này vì con có thể ngồi yên một chỗ và phụ huynh rảnh rang làm việc. Nhưng nó lại có hại nhiều hơn lợi.
Việc xem phim hoạt hình hay chơi điện tử nhiều khiến trí não bé bị kích thích, thậm chí kích động nếu xem hoặc chơi những trò bạo lực. Và lúc đó, chúng sẽ dễ dàng trở nên tức giận và hình thành tính bướng bỉnh. Vì thế, hãy cho con ra ngoài chơi nhiều hơn là ôm các thiết bị điện tử ở nhà nhé.
Mẹo số 6: Cảnh báo về hậu quả
Trừng phạt một đứa trẻ không phải là cách hiệu quả nhất để chúng bớt bướng bỉnh. Thậm chí, điều này còn khiến trẻ cảm thấy tiêu cực và càng lì lợm hơn. Một đứa trẻ sẽ không thể ý thức được về mức độ tốt, xấu của hành động nên cha mẹ hãy cảnh báo con về hậu quả nếu điều chúng làm là không phù hợp. Điều này có thể giúp con tự nhận thức các mặt tích cực và tránh những điều không tốt trong cuộc sống.
Mẹo số 7: Đừng hăm dọa con
Nếu con đã khóc không ngừng trong 15 phút và bạn cảm thấy quá mệt mỏi vì không dỗ được trẻthì cũng đừng hăm dọa. Bất kể trường hợp nào, nếu con khóc, các bậc phụ huynh cần tìm ra nguyên nhân do con bị đau hay con chỉ đang ăn vạ có cách xử lý phù hợp. Việc dọa dẫm chỉ càng khiến con khóc to hơn và trở nên bướng bỉnh hơn.
Mẹo 8: Đừng quát con
Khi trẻ tỏ thái độ giận dỗi với cha mẹ vì lý do nào đó, các bậc phụ huynh thường mất bình tĩnh và bắt đầu la hét con. Tuy nhiên, việc này lại phản tác dụng vì nó khiến trẻ càng tức giận và trở nên lì lợm. Thay vào đó, bạn hãy kiên nhẫn phân tích cho con, việc giận dỗi của con là có đúng hay không, và con cần sửa chữa như thế nào.
Mẹo Số 9: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực
Dù có gặp nhiều việc không như ý muốn trong cuộc sống thì các bậc phụ huynh cũng nên kiềm chế cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là khi trò truyện với con. Việc khiến trẻ chứng kiến sự giận dữ của bạn không có gì tốt đẹp vì chúng cũng sẽ nhanh chóng học điều này và trở nên bướng bỉnh.
Mẹo số 10: Chú ý đến con nhiều hơn
Cha mẹ chắc chắn rất bận rộn với cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền. Nhưng dù thế nào, bạn hãy cố gắng dành nhiều thời gian quan tâm đến con bằng cách cùng chơi trò chơi, trò chuyện, tâm sự nhiều hơn. Bởi vì lúc này, con cảm nhận được sự vui vẻ, hạnh phúc và phát triển tích cực.
Việc thể hiện sự mệt mỏi ngay cả khi về nhà sẽ khiến con nhanh chóng bị “lây” những cảm xúc tiêu cực dẫn đến hình thành tính nghịch ngợm.
Nhật Bản có quá nhiều thứ để tất cả mọi người ngưỡng mộ, học tập theo, nhất là về cách giáo dục và nuôi dạy...