Vượt ngưỡng: Chủ công người dân tộc Thái - Vi Thị Như Quỳnh và niềm hi vọng của bóng chuyền nữ Việt Nam

Xuất hiện trong chương trình “Vượt ngưỡng” trên kênh VTV3 tối chủ nhật ngày 16/6 vừa qua, chủ công người dân tộc Thái – Vi Thị Như Quỳnh đã chia sẻ nhiều điều ý nghĩa về ý chí nghị lực kiên cường trong sự nghiệp trở thành vận động viên của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam.

Trải qua nhiều tập phát sóng, “Vượt ngưỡng” là chương trình truyền hình phát sóng vào tối mỗi thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV3. Ở mỗi tập phát sóng, chương trình sẽ nói về hành trình của một vận động viên thể thao, sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ để gặt hái được những “trái ngọt” trong sự nghiệp.

Vượt ngưỡng” đã không còn là chương trình xa lạ với khán giả Việt. Nội dung chương trình chia sẻ những tấm gương với nghị lực phi thường của các vận động viên thể thao. Dù trải qua những khó khăn, nghịch cảnh, họ vẫn luôn tiến về phía trước. Sự kiên trì, nỗ lực hết mình để vươn tới những đỉnh cao “không tưởng” của các vận động viên chính là niềm cảm hứng để ekip sáng tạo nội dung cho chương trình, qua đó lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến với đông đảo khán giả xem truyền hình.

Vượt ngưỡng: Chủ công người dân tộc Thái - Vi Thị Như Quỳnh và niềm hi vọng của bóng chuyền nữ Việt Nam - 1

Trong thể thao, có rất nhiều điều tưởng chừng không thể nhưng lại có thể, và câu chuyện đó xuất hiện trong tập phát sóng của chương trình “Vượt ngưỡng” tối chủ nhật vừa qua. Nhân vật chính được nhắc đến trong tập này đó là chủ công Vi Thị Như Quỳnh của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam.

Dù tập luyện chuyên nghiệp muộn hơn hầu hết các vận động viên khác nhưng với tố chất bẩm sinh, ý chí vượt khó, Vi Thị Như Quỳnh - cô gái người dân tộc Thái đã dần vươn lên trở thành một trong những vận động viên trẻ xuất sắc nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam.

Vượt ngưỡng: Chủ công người dân tộc Thái - Vi Thị Như Quỳnh và niềm hi vọng của bóng chuyền nữ Việt Nam - 2

Vi Thị Như Quỳnh sinh năm 2002 trong một gia đình nông dân dân tộc Thái ở Tương Dương, Nghệ An. Cũng giống như nhiều cô bé, cậu bé khác ở miền núi, những năm tiểu học của Quỳnh trôi qua một cách bình lặng khi vừa đi học, vừa phụ giúp bố mẹ việc nhà.

Vào cấp 2, Vi Thị Như Quỳnh bắt đầu biết đến môn bóng chuyền và bắt đầu có hứng thú. Và niềm đam mê bóng chuyền cùng với sự ngưỡng mộ đối với những nữ tuyển thủ như Phạm Thị Kim Huệ, Lê Thanh Thúy,… khiến Như Quỳnh bắt đầu nghĩ đến việc trở thành vận động viên chuyên nghiệp ở bộ môn này.

Vượt ngưỡng: Chủ công người dân tộc Thái - Vi Thị Như Quỳnh và niềm hi vọng của bóng chuyền nữ Việt Nam - 3

Chia sẻ tại chương trình, chủ công Vi Thị Như Quỳnh cho biết: Bản thân cô đã từng được giới thiệu ra câu lạc bộ bóng đá Hà Đông, cô cũng đã ra tuyển quân và chuẩn bị vào câu lạc bộ bóng đá. Nhưng bản thân Như Quỳnh thấy yêu thích bóng chuyền hơn nên sau khi biết được thông tin đội bóng chuyền Ngân hàng Viettinbank đang tuyển cầu thủ trẻ, Quỳnh đã tìm cách liên hệ với số điện thoại bộ phận tuyển sinh của đội bóng. Và người mà Quỳnh gặp qua điện thoại chính là huấn luyện viên Nguyễn Thúy Oanh - cựu chuyền hai nổi tiếng một thời của bóng chuyền Việt Nam lúc bấy giờ đang phụ trách công tác đào tạo trẻ của đội bóng chuyền Ngân hàng Công thương và huấn luyện viên đã trao cho cô gái ấy cơ hội.

“Khi mà em chia sẻ với bố mẹ sẽ tập luyện và tham gia đội bóng chuyền thì lúc đầu bố mẹ hơi lo lắng vì không biết như thế nào, lại còn xa nhà nữa. Nhưng sau bố mẹ em cũng ủng hộ con và động viên em rất nhiều. Bình thường em hay xem thi đấu qua ti vi nên không cảm nhận được sức “nóng”’ của khán giả. Nhưng khi mà được thi đấu trực tiếp và được khán giả cổ vũ nhiệt tình em cảm thấy là 1 điều may mắn với em” – Như Quỳnh bộc bạch thêm.

Khởi đầu đam mê tập luyện thể thao bằng việc tập luyện môn bóng đá nhưng bất ngờ lại chuyển hướng sang theo đuổi bóng chuyền. Dù bị đánh giá đến với bóng chuyền muộn hơn với các bạn cùng trang lứa. Thế nhưng bằng tình yêu và sự nỗ lực của bản thân đã đưa Vi Thị Như Quỳnh trở thành một ngôi sao của bóng chuyền nữ Việt Nam.

Vượt ngưỡng: Chủ công người dân tộc Thái - Vi Thị Như Quỳnh và niềm hi vọng của bóng chuyền nữ Việt Nam - 4

Giải VTV Cup năm 2023 là giải đầu tiên Như Quỳnh thi đấu đội tuyển Quốc gia, rất may mắn đội tuyển được chức vô địch ngay khi thi đấu trên sân nhà và cảm xúc của cô ấy khi đó như vỡ òa.

Vượt ngưỡng: Chủ công người dân tộc Thái - Vi Thị Như Quỳnh và niềm hi vọng của bóng chuyền nữ Việt Nam - 5

Giờ đây khi luôn phải cạnh tranh ở các cái tên xuất sắc ở vị trí chủ công trong màu áo của đội tuyển Quốc gia nhưu Trần Thị Thanh Thúy, Trần Tú Linh và thậm chí là Nguyễn Thị Bích Tuyền. Thế nhưng Vi Thị Như Quỳnh vẫn luôn nỗ lực hàng ngày trong mỗi buổi tập để duy trì vị trí của mình. Mong ước của chủ công là luôn được cống hiến cho môn thể thao mà mình đã theo đuổi.

Chặng đường phía trước của Vi Thị Như Quỳnh chắc chắn sẽ còn rất nhiều gian nan vất vả thế nhưng nếu có cơ hội được gặp gỡ trò chuyện với Quỳnh mọi người sẽ cảm nhận được sự quyết tâm cao độ trong ánh mắt của nữ chủ công này.

Sự nỗ lực và quyết tâm của Vi Thị Như Quỳnh đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người, khuyến khích họ cố gắng nỗ lực thử sức ở nhiều điều. Để được truyền cảm hứng từ những vận động viên “phi thường”, đừng bỏ qua các số phát sóng tiếp theo tại “Vượt ngưỡng” lúc 21h10 Thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV3.

Mọi thông tin chi tiết tham khảo thêm tại:

Wedsite: https://tvad.com.vn/thong-tin-phim

Fanpage: https://www.facebook.com/TVAd01

Youtube: https://www.youtube.com/@TVAdTV

Nguồn: [Link nguồn]

Trong “Những nẻo đường gần xa” tập 20: Dũng hỏi Bảo về chuyện yêu đương còn Hùng được bố Nam cử sang nhà Yên 1 là giỗ bà Yên, 2 cũng là để hàn gắn mối quan hệ vì dù gì Yên cũng là sếp của Dũng”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN