Vì sao trong Tây Du Ký, Phật Tổ Như Lai nhiều lần hỏi về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không?
Thân thế đặc biệt của Tôn Ngộ Không là điểm nhấn thú vị cho bộ phim này.
Đến nay, nhiều khán giả vẫn tò mò trước việc Phật Như Lai liên tục hỏi về xuất thân của Tôn Ngộ Không trong lần đầu gặp gỡ. Lý giải về vấn đề đó, trong chương thứ bảy của nguyên tác, Tôn Ngộ Không trốn thoát khỏi lò bát quái, không chỉ phá lò luyện linh đơn của Thái Thượng Lão Quân, Ngộ Không còn đại náo cả thiên cung.
Khi đó, Ngọc Hoàng lập tức ra lệnh, sai hai vị thần sang Tây Phương báo tin nhờ Như Lai đến tiêu diệt yêu hầu. Bởi vì trước đó Tôn Ngộ Không không thể bị giết trên diệt yêu đài, cho nên Lão Quân không còn cách nào khác đành phải ném hắn vào lò luyện kim, nhưng không những không diệt được được Tôn Ngộ Không, còn giúp hắn luyện được đôi mắt hỏa nhãn kim tinh.
Tôn Ngộ Không đại náo Thiên đình, Ngọc Hoàng không thể để hắn đi bởi ý định ban đầu muốn nhờ Như Lai hạ yêu hầu. Nhưng sau khi Như Lai đến Thiên cung, biểu hiện của Như Lai lại khác thường. Như Lai kêu các thần ngừng chiến và hỏi về thân thế của Tôn Ngộ Không.
Điều đầu tiên Như Lai nói: "Nghe đồn ngươi ngang dọc làm phản cung trời, nên ta đến hỏi thăm cho biết, chẳng hay ngươi sinh tại đâu, thành đạo năm nào, vì cớ chi mà sanh loạn như vậy?". Thực chất, Như Lai đang thăm dò và hỏi về thân thế của Tôn Ngộ Không.
Trước đó, tác giả đã đề cập rằng Phật Như Lai có một đôi mắt trí huệ sáng suốt, có thể nhìn thấu quá khứ và tương lai. Hơn nữa lúc đến thiên giới, hai vị thần nhận lệnh của Ngọc Hoàng đến Linh sơn cầu cứu Như Lai đã kể lại chi tiết câu chuyện. Khi gặp Tôn Ngộ Không, Như Lai vốn có thể trấn áp yêu hầu ngay lập tức, nhưng ngài lại không làm như vậy.
Nghe Tôn Ngộ Không khoe khoang, Như Lai cười và nói: “Ngươi bất quá một con khỉ thành tinh, sao dám cướp ngôi Thượng Ðế? Vả lại Thượng Ðế tu tới 1550 kiếp, mỗi kiếp đều nhiều năm, ngươi công đức bao nhiêu, phòng muốn tranh ngôi báu? Sao ngươi không sợ chết, phải lo việc tu hành, nếu còn làm thói dọc ngang, gặp kẻ đạo cao thì uổng mạng?"
Lúc này Như Lai đã bại lộ lai lịch của Tôn Ngộ Không, còn đang nhắc nhở hắn không được nói lung tung, nên tu tâm học đạo nếu không hắn sẽ không biết mình chết như thế nào. Thực tế Như Lai hỏi Tôn Ngộ Không về lai lịch của hắn vì có hai mục đích.
Thái Thượng Lão Quân là một trong các vị thần của Tam Thanh, là người đứng đầu Đạo giáo, có vị thế rất lớn ở Thiên đình. Nên Như Lai biết Thái Thượng Lão Quân cũng chính là người "thao túng" cho Tôn Ngộ Không. Ngài không giết yêu hầu, chỉ dùng thủ đoạn trấn áp Tôn Ngộ Không dưới Ngũ Hành Sơn, để "thăm dò" mục đích thực sự của Thái Thượng Lão Quân với Tôn Ngộ Không.
Ở chương thứ tám, Như Lai nói: “Người ở Tây Ngưu Hạ Châu, không tham không giết, nuôi khí dưỡng tinh, tuy không thành tiên, người người trường thọ”.
Câu “Tây Ngưu Hạ Châu, tuy không thành tiên”, ở nguyên tác nói rõ Bồ Đề Tổ Sư ở Tây Ngưu Hạ Châu. Dù Bồ Đề ở Tây Ngưu Hạ Châu truyền đạo nhưng có thể tránh pháp nhãn của Như Lai, mà Bồ Đề so với Như Lai không hề kém.
Sau khi biết Tôn Ngộ Không gây rối ở Thiên cung, muốn đoạt long tọa của Ngọc Hoàng chỉ là hành động tự phát cá nhân, không có sự chỉ đạo cửa sư phụ hắn nên Như Lai mới yên tâm, áp chế Tôn Ngộ Không suốt năm trăm năm chỉ bằng một cú úp bàn tay to lớn của mình.
Để tuyển chọn “vợ hụt“ cho Trư Bát Giới giống với nguyên tác thực sự rất khó điều này làm cho đạo diễn rất “đau đầu“.
Nguồn: [Link nguồn]